Những điều cha mẹ không nên làm trước mặt con
Theo TS tâm lý Nguyễn Thị Kim Quý, Hội Tâm lý Giáo dục Việt Nam, có một thực tế mà các cặp vợ chồng thường không để ý đó là, họ thường bênh con trước mặt người bạn đời của mình mà không biết rằng, hành động đó để lại những hậu quả không tốt cho chính đứa trẻ cũng như cho những rạn nứt trong quan hệ tình cảm vợ chồng.
Ảnh minh họa
Sai lầm khi chỉ trích người bạn đời trước mặt con
Chị Lam, một khách hàng của Hội Tâm lý Giáo dục Việt Nam kể về mối quan hệ giữa chồng chị và cậu con trai 11 tuổi. Chị cho biết, chị cảm thấy chồng mình quá khắt khe với con trai hơn là cô con gái. Anh ấy mong đợi nhiều hơn, đòi hỏi nhiều hơn và sửa chữa con trai từ những lỗi nhỏ nhất. Chính vì thế mà mối quan hệ giữa hai vợ chồng chị và con trai luôn xảy ra xung đột. Mỗi khi hai bố con xảy ra xung đột, chị Lam luôn tỏ ra bênh vực con. Chị nói với chồng mình rằng, anh quá khó tính, con không còn nhỏ nữa nên anh để cho con được tự do một chút. Anh nên cư xử với con như cư xử với một người lớn thì hơn…
Khi chuyên gia hỏi chị Lam có nói những điều này trước mặt con không thì chị Lam cho biết, không nói trước mặt con nhưng hình như con chị có nghe thấy, vì lúc đó cậu bé đang ở nhà.
TS Nguyễn Thị Kim Quý cho rằng, việc chị Lam để cho các con nghe thấy những lời chỉ trích chồng và bệnh vực con như vậy sẽ khiến cho đứa trẻ hiểu rằng, trong tương lai mẹ luôn đứng về phía mình, dù con có bất cứ vấn đề gì với cha. Do vậy, mối quan hệ cha con sẽ càng trở nên bất đồng, đau khổ khi con chị lớn lên. Con trai sẽ không nghe lời cha và càng khoét sâu thêm khoảng cách cha con. Và như vậy, mối quan hệ vợ chồng cũng dễ trở nên rạn nứt. Bởi có một nguyên lý trên nền tảng chung của hôn nhân đó là, khi cha hoặc mẹ thể hiện sự thiên vị đối với con cái thì dễ tạo ra sự phẫn nộ và tức giận trong hôn nhân. Do vậy, cách dạy con tốt nhất đó là cha và mẹ cần phải đoàn kết chứ không phải là đứa trẻ và phụ huynh.
Theo các chuyên gia, khi một phụ huynh liên minh với một đứa trẻ, nó sẽ tạo ra một mối liên kết không lành mạnh. Môi trường này trở nên chín muồi vì sự thiếu tôn trọng khi hạt giống của nó đã được gieo. Một đứa trẻ biết rằng, cha mẹ không ở cùng một hướng chúng sẽ có xu hướng không nghe lời cha mẹ, gạt ý kiến của cha mẹ sang một bên. Đây là kết quả của sự rối loạn mối quan hệ chức năng của gia đình.
Theo TS Nguyễn Kim Quý, khi những đứa trẻ thấy cha mẹ cư xử yêu thương và tôn trọng lẫn nhau, chúng cảm thấy như đang ở trong một ngôi nhà chắc chắn và an ổn. Ngoài ra, việc cha mẹ tôn trọng ý kiến của nhau cũng làm trẻ học cách tôn trọng cha mẹ. Một người vợ không tôn trọng chồng trước mặt con, hoặc ngược lại thì đứa con nó cũng không tôn trọng không chỉ với cha và với cả mẹ mình. Gạt ý kiến của người bạn đời sang một bên một cách thiếu suy nghĩ, chê bai chồng hoặc đối xử với nhau một cách không trung thực rốt cuộc chỉ làm tổn thương con cái và làm tổn thương chính mối quan hệ vợ chồng. Trẻ em sẽ nạp những tín hiệu thiếu tôn trọng này và sau đó sẽ hành động y như vậy đối với cha mẹ chúng. Và như vậy, thì coi như nuôi dạy con thất bại và hôn nhân cũng thất bại.
Tránh điều gì khi ứng xử với nhau trước mặt con
Theo các chuyên gia, để nuôi dạy con hiệu quả, các bậc cha mẹ cần tránh phạm phải những sai lầm trong việc ứng xử với nhau như sau:
Đừng hạ thấp vai trò của vợ hoặc chồng trước mặt con.
Đừng phá hoại mối quan hệ của cha con, mẹ con bằng cách chỉ trích vợ hoặc chồng đã đối xử với con như vậy. Ví dụ như: "Anh luôn làm cho con khóc"; "Em đang làm hư con" …
Sử dụng con như một con tốt để chiến đấu với người bạn đời.
Vợ chồng tránh tranh cãi về con khi chúng có mặt. Bởi vì việc đó không những dạy con bạn thiếu tôn trọng cha mẹ mà nhiều đứa trẻ cuối cùng cảm thấy tội lỗi rằng chúng đã gây ra những rạn nứt trong tình cảm giữa cha mẹ.
Không nên thể hiện sự thiên vị với một đứa trẻ hoặc trở thành luật sư biện hộ của đứa trẻ đó. Bạn phải trung thực ở đây. Nếu bạn thấy mình liên tục bám lấy đứa trẻ đó, hãy lùi lại một bước và tìm hiểu những gì đang xảy ra trong nhà bạn.
Đừng thảo luận về sự khác biệt về quan điểm một cách riêng tư, sử dụng các âm điệu và từ ngữ tôn trọng mà bạn mong đợi con bạn sẽ sử dụng. Hãy đồng ý rằng sẽ không chê bai chỉ trích để thể hiện mình đúng, bạn đời sai - đặc biệt là trước mặt trẻ em.
Không nói những câu như: "Mẹ con làm bố phát điên" hoặc "Bố con không biết mình đang nói gì" là hoàn toàn không thể chấp nhận được. Một đứa trẻ có thể bày tỏ sự thất vọng hoặc buồn bã, có thể yêu cầu thêm thời gian hoặc sự hiểu biết, nhưng tất cả phải được thể hiện bằng những lời nói và hành động đáng kính. Trẻ em không bao giờ nên coi cha hoặc mẹ là đồng minh để khiếu nại chống lại mẹ hoặc cha của mình. Hãy giao tiếp với tư cách là cha mẹ đang ở trên cùng một chuyến hành trang. Đừng để trẻ em nghe những lời tiêu cực từ cả cha và mẹ.
Đôi khi cha hoặc mẹ bị rơi vào vòng xoáy cảm giác tiêu cực với con mình. Cảm nhận được điều này, bạn rất dễ rơi vào tư thế phòng thủ với người bạn đời để bảo vệ con. Cuộc giằng co này cần phải dừng lại. Trẻ cần nghe những lời tích cực, động viên và yêu thương từ cả mẹ và bố. Bởi vết thương tình cảm gây thương tích cho cả cha mẹ và con cái. Trở thành cha mẹ có nghĩa là chúng ta đặt bản ngã sang một bên, ngừng nuông chiều cảm xúc và bắt đầu tập trung vào mục tiêu chung của tổ ấm gia đình mình là hạnh phúc.
"Con trẻ cần cha mẹ dẫn dắt vào tương lai. Một tương lai còn nguyên vẹn, dựa trên sự tôn trọng phẩm giá lẫn nhau. Những đứa trẻ nhìn thấy cha mẹ tôn trọng lẫn nhau, chúng sẽ hiểu rằng, ngôi nhà mà chúng đang ở là một ngôi nhà tràn ngập tình yêu và trí tuệ", TS Nguyễn Kim Quý chia sẻ.
Nguồn: [Link nguồn]
Muốn con thành người tự lập, có trách nhiệm và sống hạnh phúc, cha mẹ cần loại bỏ 5 điều sau trong quá trình nuôi dạy...