Những điều cần dạy trẻ khi nhận lì xì trong năm mới

Sự kiện: Dạy con

Mừng cho trẻ chỉ cần mang ý nghĩa tượng trưng, cái chính là mang đến niềm vui cho con trẻ, làm cho trẻ cảm nhận được những nét đẹp truyền thống trong phong tục lì xì. Với tiền lì xì đầu năm, cha mẹ có thể tận dụng cơ hội để dạy con nhiều điều bổ ích.

Giải thích cho con hiểu ý nghĩa của phong tục lì xì: 

Hãy giải thích với trẻ lì xì là điều may mắn, tốt lành mà người lì xì muốn gửi gắm đến trẻ, mong sang năm mới trẻ chăm ngoan, học giỏi, mạnh khỏe… Cho nên, trẻ có quyền được nhận với một thái độ và cử chỉ trân trọng, đúng mực, lễ phép.

Dạy con cách thưa gửi, chào hỏi khi khách đến nhà hoặc đi chúc Tết:

Khi khách đến nhà hoặc cả nhà đi chúc Tết, trẻ nhỏ cần phải chào hỏi lễ phép và chúc Tết những người khách. Cha mẹ có thể dạy trước cho bé những câu chúc đơn giản, dễ học và phù hợp với hầu hết mọi người.

Những điều cần dạy trẻ khi nhận lì xì trong năm mới - 1

Lì xì cho trẻ là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống.

Dạy trẻ không xé phong bao lì xì khi đang ở trước mặt khách: 

Hành động xấu chắc chắn sẽ làm cho khách cảm thấy khó chịu. Đồng tiền mừng cho trẻ chỉ cần mang ý nghĩa tượng trưng, cái chính là mang đến niềm vui cho con trẻ, làm cho trẻ cảm nhận được những nét đẹp truyền thống trong phong tục lì xì.

Khi trẻ nhận phong bao lì xì, cha mẹ cần dạy con có thái độ trân trọng, biết nói lời cảm ơn và chúc Tết:

Cần để trẻ hiểu rằng, mỗi một phong bao lì xì là một lời chúc năm mới đến trẻ chứ không phải việc đánh giá tiền ít, hay tiền nhiều trong mỗi phong bao.

Cha mẹ có thể làm mẫu để trẻ tập theo những động tác tưởng chừng rất đơn giản như đưa hai tay nhận lấy, khoanh tay nói lời cám ơn, gửi lời chúc sức khỏe, may mắn… Các thành viên trong gia đình cũng có thể luân phiên nhau đóng vai người khách lì xì và người nhận lì xì, "thi" xem ai có cử chỉ đón nhận đẹp nhất.

Không "tịch thu" tiền lì xì của con: 

Suy cho cùng, về danh nghĩa tiền lì xì vẫn là tiền của trẻ. Với trẻ trên 6 tuổi, cha mẹ không nên "tịch thu" hoàn toàn khiến trẻ ấm ức, khó chịu, tỏ rõ thái độ không phục đối với cha mẹ.

Tuy nhiên cha mẹ cần khéo léo bàn bạc với con, đừng để chúng hoàn toàn tự quyết việc tiêu xài khoản tiền này, thay vào đó giúp con lập sổ quản lý, chi tiêu phù hợp, có kế hoạch.

Dạy con sử dụng những đồng tiền lì xì hợp lý sau Tết:

Dạy trẻ cách tiêu tiền không bao giờ là sớm. Theo các nhà giáo dục học, cha mẹ nên dạy trẻ tiêu tiền cũng như hiểu được giá trị của tiền ngay từ khi trẻ biết cầm những đồng tiền đầu tiên trong đời. Sau khi nhận được tiền lì xì, rất nhiều trẻ nhỏ đã dùng nó vào những việc vô bổ như chơi điện tử, mua đồ chơi, tiêu phung phí và những đồng tiền lì xì khi đó lại có thể làm hư trẻ. Bởi vậy, với số tiền lì xì mà trẻ nhận được cha mẹ cần dạy cho trẻ cách tiêu những đồng tiền ấy cho có ích, tiết kiệm nhất và cần để mắt đến việc tiêu tiền của con. Giáo dục trẻ cách tiêu tiền cũng chính là nền tảng của giáo dục gia đình mà cha mẹ cần phải là tấm gương.

10 điều giúp cha mẹ dạy con phát triển toàn diện

Cha mẹ nào cũng muốn con mình trở thành những đứa trẻ toàn diện. Tuy nhiên, trong một vài tình huống, cách dạy dỗ của...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Nghi ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN