Những dấu hiệu con đang bị bắt nạt ở trường, cha mẹ đừng bỏ qua mà hối hận không kịp

Sự kiện: Dạy con

Khi bị bắt nạt, trẻ bị tổn thương cả thể chất lẫn tinh thần. Trong nhiều trường hợp, trẻ chọn cách giấu người lớn vì lo sợ trả thù.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tâm lý hoặc hoạt động trong lĩnh vực giáo dục chỉ ra bố mẹ có thể nắm được tình hình của con ở trường qua các dấu hiệu cụ thể.

1. Con bạn bị trầm cảm

Dấu hiệu phổ biến nhất cho thấy con bạn là nạn nhân của bắt nạt là các triệu chứng trầm cảm. Một nghiên cứu năm 2001 về hành vi bắt nạt ở thanh niên Mỹ đã viết: "Trẻ bị bắt nạt thường cho thấy cảm giác không an tâm, lo lắng, căng thẳng, cô đơn, bất hạnh, các triệu chứng thể chất và tinh thần, lòng tự trọng thấp". Trầm cảm có thể dẫn đến những điều bi thảm như tự tử, vì vậy hãy cha mẹ hãy để ý con mình, nếu có những dấu hiệu này nên có cách giúp đỡ trẻ từ sớm.

2. Sợ hãi mạng xã hội

Ngày nay, việc bắt nạt không chỉ diễn ra ở ngoài đời thực mà còn trên mạng xã hội, biểu hiện bằng những lời lẽ xúc phạm, chế giễu hay nhục mạ. Tất nhiên, tôn trọng quyền riêng tư là điều tốt, nhưng cha mẹ cũng không nên quá thờ ơ với cuộc sống của những người trẻ trên mạng xã hội để có thể phát hiện những mối nguy cơ tiềm ẩn một cách nhanh nhất.

Những dấu hiệu con đang bị bắt nạt ở trường, cha mẹ đừng bỏ qua mà hối hận không kịp - 1

Trốn khỏi nhà, tự làm bản thân bị thương hay thậm chí là đề cập đến việc tự sát có thể là những dấu hiệu của một đứa trẻ đang bị bắt nạt mà những người xung quanh không bao giờ nên bỏ qua. Ảnh minh họa

3. Thường xuyên đau ốm

"Trẻ không muốn đến trường vào đầu năm học hay sau một kỳ nghỉ là chuyện bình thường. Điều bất thường là sau khi đi học khoảng 8-10 tuần, trẻ đang vui vẻ bỗng đau dạ dày liên tục và không muốn đến trường nữa", bác sĩ nhi khoa Meg Meeker (Mỹ), tác giả cuốn "12 nguyên tắc nuôi dạy một đứa trẻ tốt" cho biết trên trang Today.

Có thể trẻ kiếm cớ trốn học, không tham gia hoạt động chung, cũng có thể việc bị bắt nạt khiến tâm sinh lý thay đổi và ảnh hưởng xấu đến các cơ quan trong cơ thể.

Phụ huynh nên quan tâm đến những dấu hiệu như đau dạ dày hoặc đau đầu, nếu diễn ra thường xuyên thì có thể là vấn đề lớn. Tuy nhiên, trẻ bị ốm mà vẫn vui vẻ và kể chuyện về trường lớp trong suốt bữa tối cùng gia đình thì điều đó không đáng ngại.

4. Sợ đến trường

Khi bị bạn bè bắt nạt, trường học sẽ trở thành nơi ám ảnh với trẻ. Nếu buổi sáng trẻ thường kiếm cớ nghỉ học hoặc đến trường trong lo lắng, cha mẹ cần chú ý con nhiều hơn. Bà Donna Clark-Love, chuyên gia về bắt nạt học đường ở Texas, Mỹ, khuyên cha mẹ cần đặc biệt quan sát con vào những ngày đầu tuần. Bà cho rằng trẻ có xu hướng cảm thấy an toàn khi được ở nhà vào ngày cuối tuần. Việc trở lại trường vào sáng thứ 2 và gặp lại những kẻ bắt nạt khiến các em cảm thấy lo lắng, sợ hãi. Thậm chí, nhiều em bật khóc khi ai đó nhắc đến chuyện đi học.

5. Thói quen ăn uống của con thay đổi

Nếu bạn nhận thấy rằng con không còn ăn bữa tối cùng cả nhà hay kêu đói khi từ trường về, chúng có thể là nạn nhân của bắt nạt. Những thay đổi này xảy ra vì một số lý do, bao gồm trầm cảm. Các khả năng khác bao gồm kẻ bắt nạt lấy thức ăn hoặc tiền ăn trưa của con bạn.

6. Các vết thương không rõ nguyên nhân

Khi đi học, việc con trẻ vô tình gặp phải các tai nạn nhỏ và bị thương là điều không hiếm gặp. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy đứa trẻ có xu hướng không trung thực về nguyên nhân gây nên các vết bầm tím, cào cấu trên cơ thể mình, hãy liên hệ ngay với giáo viên để biết chuyện gì đã xảy ra.

7. Điểm số xuống dốc

Nếu trẻ thường có kết quả học tập tốt nhưng điểm số đang dần đi xuống trong thời gian gần đây, đó có thể là dấu hiệu của việc bị bắt nạt. Trẻ bất an khi ở trường thường gặp khó khăn trong việc tập trung nghe giảng hoặc làm bài tập về nhà.

8. Thường xuyên mất ngủ

Những đứa trẻ bị bắt nạt thường mất ngủ hoặc tỉnh giấc giữa đêm vì các em hay nghĩ đến những chuyện đã xảy ra, hoặc lo sợ ngày mai đến trường phải đối diện với kẻ bắt nạt. Tình trạng mất ngủ này cũng dẫn đến một số vấn đề xấu như mất tập trung, mệt mỏi, dễ cáu gắt. Cha mẹ không nên coi nhẹ những dấu hiệu này vì ngôn ngữ cơ thể của trẻ đang nói rằng các em không ổn.

9. Con của bạn muốn luôn ở một mình

Con của bạn đột nhiên dành nhiều thời gian trong phòng không? Chúng thường từ chối khi bạn bè rủ đi chơi? Chúng không tham gia các hoạt động sau giờ học mà chỉ ở nhà và xem TV? Nếu có những điều này, bạn có thể xem xét trường hợp con bị bắt nạt. Bạn có thể nản lòng với con khi chúng sống khép mình và ngại tiếp xúc với ngay cả các thành viên khác trong gia đình, nhưng đây là thời gian bạn phải nỗ lực hơn để kết nối với con mình.

10. Đồ dùng học tập bị mất hoặc làm hỏng

Tất nhiên, đây cũng là chuyện bình thường khi đi học. Tuy nhiên, nếu tần suất diễn ra việc này quá thường xuyên, cộng thêm thái độ mập mờ của đứa trẻ khi được hỏi thì không hề bình thường chút nào.

11. Nghỉ chơi với bạn bè

Trẻ con thường xuyên thay đổi bạn theo từng giai đoạn, tuy nhiên nếu trẻ không có bất cứ người bạn nào, đây là dấu hiệu xấu. Bạn có thể nhận ra bằng cách biết con ăn trưa một mình ở trường hoặc không thấy những người bạn từng thân thiết của con ghé nhà chơi như trước.

Khi trẻ nói "Không ai thích con cả", bạn đừng nên coi nhẹ. Những kẻ bắt nạt thường muốn cô lập nạn nhân.

12. Ít tương tác với gia đình

Nếu trẻ trở nên lầm lì, ít nói, hoặc thường đi thẳng về phòng sau khi tan học, cha mẹ cần để ý con nhiều hơn. Ngoài ra, trẻ thường xuyên cãi nhau hoặc có hành vi chống lại anh chị em trong nhà cũng là dấu hiệu các em đang bị bắt nạt trong thời gian dài. Những đứa trẻ có biểu hiện này thường rất khó để nói ra tình trạng của mình, cha mẹ cần có cách tiếp cận phù hợp, tránh nóng vội và làm tổn thương con.

13. Nói những điều tiêu cực về bản thân

Con của bạn có thể là nạn nhân của sự bắt nạt nếu họ nói những điều như "Tôi béo" hoặc "Không ai thích tôi" hoặc "Tôi ngu ngốc."

Con phải làm sao khi bị bắt nạt ở trường?

Vụ cô bé lớp 9 ở Hưng Yên bị bạn đánh hội đồng lột quần áo không phải là vụ đầu tiên và chắc chắn cũng sẽ không...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lily ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN