Những con số biết nói trong bức tranh giáo dục đại học Việt Nam

Sự kiện: Giáo dục

Bộ GD-ĐT vừa tổ chức hội nghị tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục đại học năm học 2016 - 2017. Nhiều con số về hiện trạng giáo dục đại học Việt Nam hiện nay được công bố.

Những con số biết nói trong bức tranh giáo dục đại học Việt Nam - 1

Các trường ĐH Việt Nam phân bố theo vùng. Nguồn: Bộ GD-ĐT.

235 trường đại học, 1,76 triệu sinh viên

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tính đến hết năm học 2016-2017, hệ thống hiện có 235 trường đại học, học viện (bao gồm 170 trường công lập, 60 trường tư thục và dân lập, 5 trường có 100% vốn nước ngoài), 37 viện nghiên cứu khoa học được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ, 33 trường cao đẳng sư phạm và 2 trường trung cấp sư phạm.

Đối với nhóm trường sư phạm và đào tạo giáo viên, hiện nay cả nước có 58 trường đại học, 57 trường cao đẳng, 40 trường trung cấp có ngành đào tạo giáo viên (trong đó có 14 trường đại học sư phạm, 33 trường cao đẳng sư phạm và 02 trường trung cấp sư phạm).

Năm học 2016-2017, có thêm 1 cơ sở đào tạo được thành lập mới trên cơ sở đã có quyết định chủ trương thành lập của Thủ tướng Chính phủ (Học viện dân tộc); 3 cơ sở đào tạo được cấp phép hoạt động và đều là các cơ sở có 100% vốn đầu tư nước ngoài (Trường ĐH Mỹ tại Việt Nam, Trường ĐH Y khoa Tokyo, Trường ĐH Fulbright Việt Nam), 1 phân hiệu của ĐHQG TP.HCM được thành lập tại Bến Tre.

Về quy mô đào tạo, năm học 2016-2017, tổng quy mô sinh viên đại học 1.767.879 sinh viên, giữ ổn định so với năm học 2015-2016; quy mô sinh viên cao đẳng sư phạm giảm 14,3%, chỉ còn 47.800 sinh viên.

Phần lớn sinh viên tập trung theo học các ngành thuộc Khối ngành V III: Toán và thống kê; Máy tính và công nghệ thông tin; Công nghệ kỹ thuật; Kỹ thuật; Sản xuất chế biến; Kiến trúc và xây dựng, Nông lâm và thuỷ sản; Thú y và Khối ngành: kinh doanh quản lý, pháp luật.

Những con số biết nói trong bức tranh giáo dục đại học Việt Nam - 2

Cơ cấu sinh viên theo nhóm ngành

Quy mô đào tạo thạc sĩ là 105.801 (tăng 12,8% so với năm học 2015-2016). Quy mô đào tạo tiến sĩ là 15.112 (tăng 21% so với năm học 2015-2016).Quy mô đào tạo tiến sĩ ở các viện NCKH thay đổi theo chiều hướng giảm. Tính đến tháng 6/2017, các Viện NCKH mới tuyển được khoảng 38% NCS so với chỉ tiêu đã đăng ký.

Tính từ đầu năm 2016 đến 31/7/2017, tổng số ngành mở mới ở trình độ đại học là 184 ngành, tập trung chủ yếu vào các nhóm ngành Kỹ thuật, Công nghệ kỹ thuật, Máy tính và Công nghệ thông tin, Khoa học xã hội và hành vi, Kinh doanh quản lý, Pháp luật.

Những con số biết nói trong bức tranh giáo dục đại học Việt Nam - 3

Số lượng ngành mới mở trong năm 2017 theo nhóm ngành

Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, nhiều trường vẫn chưa quan tâm đầu tư các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo để đáp ứng quy mô tuyển sinh; đội ngũ giảng viên, đặc biệt là giảng viên cơ hữu chưa đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn; nguồn lực tài chính phân tán; chưa đầu tư dự báo thị trường nên các ngành đào tạo còn trùng lặp, chồng chéo trong một địa bàn...Nhiều nơi mở ngành đào tạo vẫn dựa vào năng lực và kinh nghiệm vốn có, dẫn đến những ngành xã hội cần thì lại thiếu. Đó là những nguyên nhân khiến cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý và chất lượng đào tạo hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu phục vụ phát triển KT-XH của đất nước.

Gần 73.000 giảng viên, hơn 16.500 tiến sĩ

Về phát triển đội ngũ giảng viên, năm học 2016-2017, tổng số giảng viên trong các trường đại học là 72.792 người , tăng 4,6% so với năm học 2015-2016, trong đó giảng viên có trình độ tiến sĩ là 16.514 (tăng 21,4%) và thạc sĩ là 43.065 (tăng 6,6%).

Những con số biết nói trong bức tranh giáo dục đại học Việt Nam - 4

Số lượng giảng viên phân theo trình độ chức danh

Số lượng giảng viên trong các trường cao đẳng sư phạm hiện này là 3.388 người trong đó giảng viên có trình độ Tiến sĩ là 115 người; Thạc sĩ là 2.187 người.Số lượng nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp đã được nghiệm thu năm 2016 là 274 nhiệm vụ. 

Các nhiệm vụ này đã thu hút gần 3.000 cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên tham gia, đào tạo được 312 thạc sĩ, hỗ trợ đào tạo 77 tiến sĩ, đã xuất bản 36 đầu sách tham khảo và chuyên khảo, công bố 594 bài báo khoa học trên các tạp chí trong nước và quốc tế được công bố, 115 sản phẩm ứng dụng là quy trình kỹ thuật, sản phẩm phục vụ sản xuất và đời sống, phát triển ngành và địa phương.

Tính đến năm học 2016-2017 đã có 491 nhóm giảng dạy – nghiên cứu được thành lập tại các cơ sở đào tạo, trong đó cơ sở đào tạo có nhiều nhóm giảng dạy – nghiên cứu nhất là: Trường ĐH Bách khoa Hà Nội (127 nhóm), tiếp đến là các trường: ĐH Tây Nguyên (42 nhóm), ĐH Đà Nẵng (36 nhóm), ĐH SP Kỹ thuật Hưng Yên (30 nhóm), ĐHQG TP. Hồ Chí Minh (24 nhóm), ĐHQG Hà Nội (23 nhóm).

Bộ GD-ĐT đánh giá, tỷ lệ giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư và trình độ tiến sĩ trong toàn hệ thống vẫn ở mức thấp, đặc biệt là tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ của các trường cao đẳng sư phạm còn quá thấp (chiếm khoảng 3,4%).

Chất lượng đội ngũ giảng viên vẫn còn là dấu hỏi lớn khi nhiều cán bộ giảng viên không có đề tài nghiên cứu, chưa có bài báo đăng trên tạp chí khoa học trong nước và nước ngoài, trình độ ngoại ngữ còn hạn chế...

Số lượng giảng viên cơ hữu của các trường ngoài công lập vẫn còn thiếu (15.158 người chiếm khoảng 20% tổng số giảng viên trong toàn quốc) và đã ở độ tuổi cao, chưa đủ mạnh để nâng cao và tạo niềm tin về chất lượng đào tạo của bộ phận này trong hệ thống.

41% học sinh phổ thông vào đại học, cao đẳng

Năm học 2016-2017, học sinh tốt nghiệp THPT vào đại học, cao đẳng khoảng 41%, vào cao đẳng nghề, trung cấp khoảng 23%, học nghề tại trung tâm đào tạo nghề khoảng 13%, đi làm khoảng 10%.

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và đăng ký xét tuyển đại học năm nay, tỷ lệ học sinh không đăng ký xét tuyển đại học là 26%.

Thực tế cho thấy đã có sự chuyển biến về nhận thức của học sinh trong việc lựa chọn ngành nghề và hướng đi phù hợp với năng lực của mình.

Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT cũng nhìn nhận, Hệ thống thông tin thị trường lao động còn thiếu và chậm cập nhật, chưa đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp cho học sinh, nhất là đối với học sinh THCS trong bối cảnh tâm lý chạy theo bằng cấp còn nặng nề.

23 trường thí điểm tự chủ

Đến hết năm học 2016-2017, có 23 cơ sở giáo dục đại học công lập được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm tự chủ đổi mới cơ chế hoạt động theo quy định của Nghị quyết, trong đó Trường ĐH Trà Vinh là cơ sở đại học trực thuộc địa phương đầu tiên thực hiện thí điểm.

Tuy nhiên, theo Bộ GD-ĐT, cơ sở pháp lý về tự chủ đại học chưa vững chắc và thiếu đồng bộ nên việc triển khai còn nhiều lúng túng, chưa thống nhất; một số nội dung cam kết của Chính phủ (theo tinh thần của Nghị quyết 77) chưa được thực hiện (cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ, hỗ trợ lãi suất vay) gây khó khăn cho nhiều cơ sở GDĐH. Tự chủ chưa gắn liền với đổi mới quản trị đại học và trách nhiệm giải trình xã hội.

Tính đến hết tháng 4/2017, trong toàn hệ thống giáo dục đại học có 169 trường công lập chỉ có 58 cơ sở thành lập hội đồng trường, chiếm 34,3% tổng số cơ sở giáo dục đại học công lập.

Tuy nhiên, ngay cả những cơ sở đã thành lập thì nhiều Hội đồng trường vẫn chưa có thực quyền của một tổ chức quản trị, đại diện cho quyền sở hữu nhà nước để quyết định những vấn đề lớn như chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, phương hướng hoạt động… của nhà trường. Trong tổng số 23 trường đại học đã được tự chủ theo Nghị quyết 77 vẫn còn 6 trường chưa có hội đồng trường.

Đã có 35 chương trình tiên tiến ở 23 cơ sở đào tạo; 16 chương trình kỹ sư chất lượng cao theo tiêu chuẩn của Cộng hoà Pháp ở 04 cơ sở đào tạo; 50 chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp (POHE) và gần 200 chương trình chất lượng cao ở các cơ sở khác. Ngoài ra, các trường đại học còn có hơn 500 chương trình liên kết đào tạo quốc tế với các trường đại học ở các nước trên thế giới.

500 chương trình liên kết đào tạo quốc tế

Các chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao, chương trình đào tạo kỹ sư, cử nhân tài năng, chương trình tiên tiến được nhiều trường đại học quan tâm phát triển.

Tới nay đã có 35 chương trình tiên tiến ở 23 cơ sở đào tạo; 16 chương trình kỹ sư chất lượng cao theo tiêu chuẩn của Cộng hoà Pháp ở 04 cơ sở đào tạo; 50 chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp (POHE) và gần 200 chương trình chất lượng cao ở các cơ sở khác. Ngoài ra, các trường đại học còn có hơn 500 chương trình liên kết đào tạo quốc tế với các trường đại học ở các nước trên thế giới.

945 nhóm nghiên cứu

Trên cơ sở khảo sát từ 142/271 trường đại học, hiện nay trong hệ thống các trường đại học đã hình thành 945 nhóm nghiên cứu, một trường đại học có trung bình 7 nhóm nghiên cứu.

Theo Bộ GD-ĐT, chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước.

Việc triển khai đào tạo chất lượng cao trình độ đại học không đồng đều, chủ yếu tập trung ở những trường đại học lớn trong khi các trường đại học do địa phương quản lý còn chậm được triển khai.

Chương trình học còn nặng về lý thuyết, xa rời thực tế

Đây là vấn đề muôn thuở của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam đã tồn tại cả chục năm về trước, nguyên nhân của vấn đề này là do thiếu sự liên kết chặt chẽ của nhà trường đối với doanh nghiệp, chưa nắm bắt được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp thành ra nội dung đào tạo cứ lẩn quẩn bao nhiêu năm cũng chỉ có bấy nhiêu đó, dần dà trở nên lạc hậu vì thế không nắm bắt đúng nhu cầu của doanh nghiệp. Hệ lụy này dẫn đến nạn thất nghiệp tràn lan của sinh viên mới tốt nghiệp. Mỗi năm, Việt Nam có hơn 400.000 SV tốt nghiệp đại học ra trường. Dự báo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, trong năm 2017 sẽ có khoảng 200.000 cử nhân thất nghiệp, đó là con số đáng báo động.

“Giao phối cận huyết” trong công tác đào tạo giảng viên

Khác với số lượng giáo viên trung học, tiểu học, giảng viên đại học rất khan hiếm, rất nhiều trường tư không có giảng viên giảng dạy, phải hợp đồng với giảng viên của các trường công lập. Vấn đề này ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM đã lớn thì ở các tỉnh lẻ còn trầm trọng hơn.

Việc đào tạo nguồn nhân lực cho các trường đại học ở Việt Nam hầu hết là bồi dưỡng những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi trở thành giảng viên, cái tư duy sai lầm vẫn cứ tồn tại suốt hàng chục năm nay, một sinh viên mới ra trường chỉ có lý thuyết suông, thiếu thực tế và do trường đào tạo thì chỉ có cái tư duy "nội bộ" của trường đó mà thôi, thiếu cái nhìn toàn diện thì khó phát triển, việc này cứ quay đi quẩn lại mà dần dần dẫn đến hệ lụy là “tư duy lối mòn” mà có một người đã hài hước ví von “giống như giao phối cận huyết” vậy.

Xét tuyển đại học 2017 và những ”nghịch lý”

Không xảy ra tình trạng thí sinh cuống cuồng cầm hồ sơ tìm cách đi đường nào nhanh nhất tới điểm trường đại học...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Quang (Tiền Phong)
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN