Những con đường đến trường hiểm trở nhất thế giới
Con đường đến trường với đa số trẻ em là một chặng đường vui vẻ, nhưng ở một số nơi trên thế giới để được đi học là một điều rất xa xỉ và rất nhiều em phải đi trên những con đường nguy hiểm nhất thế giới.
Theo UNESCO, nỗ lực trong việc kết nối trẻ em với các trường học ở các nước thuộc thế giới thứ ba đã chậm chạp trong nhiều năm qua. Các khu vực thiếu các tuyến đường trường học phù hợp, đôi khi còn bị ngập lụt, khiến trẻ em càng khó đi lại. Những con đường nguy hiểm và những trở ngại trên đường đến trường là một trong những lý do chính khiến nhiều trẻ em quyết định bỏ học.
Hành trình 5 giờ đi bộ và leo trèo trên con đường núi hẹp và cheo leo có lẽ là con đường đến trường xa xôi nhất trên thế giới tại Gulu, Trung Quốc.
Học sinh phải trèo lên những chiếc thang gỗ rất nguy hiểm không có bảo hiểm để đi đến trường tại làng Zhang Jiawan, miền Nam Trung Quốc.
Trẻ em đi đến trường nội trú phải “bò” qua con đường băng tuyết ở dãy Hy Mã Lạp Sơn, Zanskar - Hy Mã Lạp Sơn.
Những đứa trẻ phải “bay” 800m trên một sợi cáp thép 400m trên sông Rio Negro, Colombia.
Trẻ em chen chúc nhau “cưỡi” một chiếc Tuktuk nhỏ để đến trường ở Beldanga, Ấn Độ.
Phải băng qua cây cầu gãy, bồng bềnh trong mưa tuyết để đến trường ở Dujiangyan, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Các nữ sinh đi ngang qua một tấm ván bắc chênh vênh trên tường của pháo đài Galle thế kỷ 16 ở Sri Lanka.
Do phương tiện đến trường vô cùng hạn chế, nên quá nhiều các em học sinh chen chúc nhau ngồi trên một chiếc xe ngựa béo tí tẹo đển đến trường học ở Delhi, Ấn Độ.
Học sinh băng qua dòng nước chảy siết của sông Ciherang trên một chiếc bè tre mong manh tại làng Cilangkap, Indonesia.
Hành trình dài 125 dặm leo qua những con đường men theo vách núi rất cheo leo, nguy hiểm để đến trường nội trú xuyên núi ở Pili, Trung Quốc.
Các em học sinh như “làm xiếc” đu bám chênh vênh trên những sợi dây cáp bắc ngang qua con sông Padang ở Sumatra, Indonesia.
Các em bé tiểu học này đang băng qua con sông nước chảy siết trên một thiết bị nổi tự chế là ống lốp bơm căng tại tỉnh Rizal, Philippines.
Một ngôi trường ở Ấn Độ đã quyết định yêu cầu học sinh nộp học phí bằng rác thải nhựa thay vì dùng tiền như thông...