Những biểu hiện của trẻ khiến cha mẹ "sốt vó" nhưng sự thật chẳng có gì đáng lo
Khi con mới biết đi, có một số biểu hiện sẽ khiến cho cha mẹ lo lắng và hoang mang nhưng thực tế là không có gì đáng sợ.
Con nói "không"
Cha mẹ thường tỏ ra khó chịu khi trẻ nói "không". Từ khi trẻ mới biết đi, mỗi khi nghe từ này, cha mẹ lo lắng bé hư hỏng hoặc không nghe lời khi lớn lên.
Sự thách thức của trẻ là một sự phát triển bình thường. Trẻ ở tuổi này muốn khẳng định bản thân và tranh cãi với cha mẹ để có được sự tự tin. Ở tuổi này, con bạn đang cố gắng độc lập, phụ huynh nên biết cách để tránh xảy ra tranh luận giữa cha mẹ và con cái.
Con nói chuyện với người bạn tưởng tượng
Các bậc phụ huynh thường bày tỏ lo lắng và hốt hoảng khi con trò chuyện với một người bạn tự tưởng tượng. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng điều này là phổ biến và bình thường. Cha mẹ không nên quá ngạc nhiên hay lo lắng khi con nói chuyện trong tưởng tượng như vậy.
Có một người bạn tưởng tượng là cách trẻ tìm hiểu về cách giao tiếp và thực hành các kỹ năng giao tiếp. Thực tế trẻ biết người bạn tưởng tượng là không có thật, biết tách biệt cuộc sống thực và tưởng tượng nên không cần phải lo lắng.
Ích kỷ và từ chối chia sẻ
Sự thật là con bạn chưa sẵn sàng để chia sẻ với mọi người chứ không phải trẻ sẽ mãi như vậy. Theo các chuyên gia, ở giai đoạn này, trẻ vô tâm thì đúng hơn là ích kỷ. Trẻ chỉ quan tâm đến bản thân, tất cả mọi người đều hướng sự quan tâm vào bản thân mình.
Giáo viên JP Sordan ở Philippines cho hay: "Trẻ đang ở trong giai đoạn phát triển mà không biết cách đồng cảm. Con của bạn không biết được việc từ chối chia sẻ sẽ làm tổn thương cảm xúc của những đứa trẻ khác". Tuy nhiên, phụ huynh sẽ từ từ dạy con về sự đồng cảm và chia sẻ với bạn bè và mọi người.
Con chậm nói
Ở tuổi lên 2, trẻ thường nói các từ ghép đơn giản. Khi lên 3 tuổi, trẻ có thể đã nói được những câu ngắn và đầy đủ. Nhưng nếu trẻ không làm đươc như vậy, cha mẹ hãy bình tĩnh. Mỗi đứa trẻ đều có sự phát triển khác nhau và một số đứa trẻ có thể hiểu nhưng gặp khó khăn khi diễn đạt.
Cha mẹ chỉ nên lo lắng trong trường hợp đặt các câu hỏi nhưng trẻ không hiểu hoặc không làm theo được những hướng dẫn cơ bản. Nếu con chậm nói, cha mẹ có thể dùng các mẹo để khuyến khích khả năng nói của bé.
Quá khích
Cha mẹ không nên quá lo lắng khi thấy con có biểu hiện này. Bởi, đây có thể là cách để trẻ cảm thấy thoải mái. Khi trẻ bị chế nhạo, thách thức, bé sẽ không chịu vâng lời người lớn. Một số cha mẹ cho rằng đây có thể là dấu hiệu cho thấy con bị rối loạn tăng động giảm chú ý nhưng đôi khi không phải trẻ quá khích là mắc căn bệnh này. Theo các bác sĩ, biểu hiện của rối loạn tăng động giảm chú ý là lo lắng, bồn chồn, không tập trung hoặc quá tập trung, hỗn loạn bởi cảm xúc có thể lên hoặc xuống một cách rất thất thường.... Nếu có các dấu hiệu này phải đưa trẻ đi khám sớm.
Hãy chuẩn bị tâm lý trước khi xem chùm ảnh này! Bảo đảm bạn sẽ cười “không nhặt được miệng“ đấy nhé.