Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp xét tuyển: Làm khó thí sinh?

Sự kiện: Giáo dục
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Nhiều ý kiến cho rằng, các trường không nên có thêm nhiều tổ hợp xét tuyển, Bộ GD&ĐT cần có quy định, tránh trường hợp các trường “trăm hoa đua nở”, thống nhất các tổ hợp xét tuyển hợp lý, kiên quyết loại đi các tổ hợp “lạ”.

Hiện nhiều trường đại học đã công bố đề án tuyển sinh năm 2025. Trong đó, nhiều trường thực hiện cải tiến với việc bổ sung, thay đổi tổ hợp xét tuyển; tăng giảm chỉ tiêu theo từng phương thức để tuyển những thí sinh phù hợp.

Năm 2025 là năm bản lề với nhiều sự thay đổi trong giáo dục, khi đây là lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình GDPT 2018.

Theo đó, kỳ thi tốt nghiệp THPT có 4 môn với 2 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 2 môn tự chọn. Do đó, phương án tuyển sinh đại học năm 2025 được các trường điều chỉnh để thích ứng với sự thay đổi ở cấp THPT.

Mới đây, trường Đại học Công thương TPHCM thông báo, năm 2025 trường dự kiến xét tuyển thêm một số tổ hợp mới, trong đó có tổ hợp khối C.

Các tổ hợp được bổ sung như C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí); C01 (Ngữ văn, Toán, Vật lí); C02 (Ngữ văn, Toán, Hóa học); C14 (Toán, Ngữ văn, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật).

Theo nhà trường, việc bổ sung thêm một số tổ hợp xét tuyển, trong đó có khối C nhằm tạo cơ hội cho các thí sinh có nền tảng về khối C tiếp cận nhiều ngành nghề khác nhau tại trường.

Năm 2025 Trường Đại học Sư phạm TPHCM sẽ có sự điều chỉnh tổ hợp xét tuyển để phù hợp theo các môn thi tốt nghiệp THPT.

Việc điều chỉnh vẫn đảm bảo duy trì các tổ hợp xét tuyển của năm 2024 trong các phương thức có sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT phù hợp với các môn thi từ năm 2025. Theo đó Trường sẽ điều chỉnh các tổ hợp không còn phù hợp như loại bỏ các tổ hợp có bài thi Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội… thêm mới các tổ hợp có môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật, Tin học, Công nghệ,…

Trường Đại học Công Thương TPHCM dự kiến đưa một số tổ hợp môn khối C vào trong các tổ hợp xét tuyển, các tổ hợp áp dụng cho phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT và xét điểm học tập THPT năm 2025. Theo đó, trường tuyển sinh 34 ngành, mỗi ngành có 4 tổ hợp xét tuyển. Trong mỗi ngành sẽ có một môn học chính.

Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc Gia TPHCM) cũng công bố thông tin tuyển sinh dự kiến năm 2025 theo 3 phương thức tuyển với 4 tổ hợp xét tuyển gồm: Toán - Tiếng Anh - Ngữ văn; Toán - Tiếng Anh - Vật lí; Toán - Tiếng Anh - Tin học; Toán - Tiếng Anh - Giáo dục kinh tế và Pháp luật.

Như vậy so với trước đây, năm 2025, nhà trường dự kiến bỏ 2 tổ hợp Toán - Vật lý - Hóa học và tổ hợp Toán - Tiếng Anh - Hóa học, thay bằng tổ hợp mới gồm: Toán - Tiếng Anh - Tin học và tổ hợp Toán - Tiếng Anh - Giáo dục kinh tế và Pháp luật.

Trong khi nhiều trường tăng các tổ hợp xét tuyển, năm 2025, trường Đại học Kinh tế Quốc dân sử dụng 3 phương thức xét tuyển: xét tuyển thẳng, xét tuyển kết hợp và xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT.

Trường chỉ dành 15% chỉ tiêu xét tuyển cho phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, giảm 3% so với năm 2024. Trong khi đó, phương thức xét tuyển kết hợp tăng 3% chỉ tiêu so với năm ngoái.

Đồng thời, nhà trường thông báo thêm, với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, trường chỉ sử dụng 4 tổ hợp xét tuyển là A00 (Toán, Lí, Hóa), A01 (Toán, Lí, Anh), D01 (Toán, Văn, Anh) và D07 (Toán, Hóa, Anh) thay vì 9 tổ hợp như năm 2024.

Các chuyên gia lí giải

Lí giải về việc trường giảm tổ hợp xét tuyển trong tuyển sinh năm 2025, TS. Lê Anh Đức - Trưởng phòng Quản lí Đào tạo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, theo thống kê số lượng sinh viên trúng tuyển vào trường các năm gần đây khoảng 95% là thuộc 4 tổ hợp này. Mặt khác, trường chọn 4 tổ hợp này đều có môn Toán phù hợp với yêu cầu đầu vào của ĐH Kinh tế Quốc dân.

“Theo quy chế của bộ GD&ĐT thì mỗi ngành/chương trình tuyển sinh sử dụng tối đa 4 tổ hợp. Và khuyến cáo các trường đơn giản hóa các tổ hợp, phương thức trong xét tuyển nên trường lựa chọn 4 tổ hợp này và đồng nhất áp dụng với tất cả các mã tuyển sinh”- ông Đức nói.

TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, thi tốt nghiệp THPT năm 2025 theo Chương trình GDPT 2018 gồm 4 môn. Trong đó, 2 môn Toán và Ngữ văn bắt buộc và 2 môn học sinh lựa chọn trong các môn: Ngoại ngữ, Lịch sử, Địa lý, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tin học, Công nghệ, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật.

Như vậy, số môn thi và việc học sinh biết trước môn thi hoàn toàn giống với thi THPT cách đây hơn 40 năm. Tuy nhiên, việc thi 4 môn năm 2025 có điểm đặc biệt mới với ít nhất 36 cách lựa chọn các môn thi, thay vì 4 tổ hợp như trước đây.

Theo ông Khuyến, Bộ GD&ĐT cần có quy định, tránh trường hợp các trường “trăm hoa đua nở”, thống nhất các tổ hợp xét tuyển hợp lí, kiên quyết loại đi các tổ hợp “lạ”.

Ngoài ra, ông Khuyến còn cho rằng, Bộ GD&ĐT thống nhất quy định chọn kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông làm tiêu chí chính để tuyển sinh giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp như chỉ đạo tại Nghị quyết 29: “Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học...”

Từ năm 2025, học sinh vào đại học với phông nền kiến thức được đào tạo theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Số lượng môn học thay đổi, kiến thức...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đỗ Hợp ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN