Nhiều giáo viên xin cơ chế được dạy thêm
Gần 2.000 ý kiến gửi về Bộ trưởng Giáo dục đề nghị xem xét việc lương, chế độ cho giáo viên quá thấp, khiến nhiều người bỏ nghề hoặc phải làm thêm để sống. Nhiều giáo viên ngỏ ý xin cơ chế được dạy thêm để có thể trụ lại với nghề.
Nhiều giáo viên mong mỏi có được cơ chế dạy thêm
Ngày 15/8, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn lần đầu gặp gỡ giáo viên cả nước, trực tuyến qua 63 điểm cầu. Thời gian cuộc gặp khoảng ba tiếng nhưng có hơn 6.500 câu hỏi gửi đến. Tại các điểm cầu, thầy cô tập trung nghe các ý kiến phát biểu và phản hồi của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn.
“Nóng” chuyện lương giáo viên
Ông Nguyễn Ngọc Ân, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam, cho hay gần 2.000 ý kiến đề nghị về chế độ chính sách giáo viên. Giáo viên phản ánh tiền lương rất thấp so với mức sống của toàn xã hội, dù có bằng đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Nhiều người phải làm thêm ngoài giờ lên lớp nên hạn chế việc tự học, trau dồi chuyên môn.
"Mức lương thấp, không đủ trang trải khiến nhiều người muốn bỏ nghề và đã bỏ nghề. Thực tế nhiều giáo viên ở lại với nghề cũng đang phải làm thêm nhiều việc để sống", ông Ân nói.
Ngoài ra, các giáo viên đề nghị xem xét việc chuyển đổi hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp khi những giáo viên lâu năm không chênh lệch mấy so với người mới vào nghề. Nhân viên trường học (thư viện, y tế...), không được hưởng phụ cấp thâm niên và nhiều chế độ khác.
Giáo viên mầm non làm việc thời gian dài, áp lực cao nhưng lương không được như bậc tiểu học, THCS, THPT.
Cô Trinh Nguyên, giáo viên ở Hậu Giang nói nhiều giáo viên hàng ngày phải có mặt ở trường từ 6h30, chiều có khi đến 18h, trưa phải trông trẻ ăn, ngủ, làm đồ dùng dạy học. Giáo viên mầm non phải đóng nhiều vai trò, gặp nhiều nguy cơ và rủi ro ở trường, khi về tới nhà thì gần như kiệt sức. Tuy nhiên, tiền lương chỉ hơn 3 triệu -11,5 triệu đồng một tháng và ưu đãi 35% còn thấp, chưa xứng đáng với công sức, chưa đảm bảo được cuộc sống.
Thầy Đinh Văn Hải, giáo viên mầm non xã Tú Nang, huyện Yên Châu cho hay: "Lương giáo viên bây giờ chưa đáp ứng được chi tiêu trong cuộc sống. Thời gian giảng dạy nhiều, nên không có cơ hội làm thêm việc khác để tăng thu nhập. Tôi mong muốn Bộ trưởng kiến nghị xem xét tăng lương cho giáo viên".
Giáo viên xin cơ chế được dạy thêm?
Cô Vì Thu Trang, giáo viên tiểu học - THCS xã Pà Cò, huyện Mai Châu cho biết, từ khi đến công tác tại trường, tôi phải di chuyển quãng đường dài đến giảng dạy cho các em ở đây. Đường đi lại xa, nên cô phải ăn ngủ tại trường. Cứ cuối tuần nghỉ dạy về nhà, tôi phải ra chợ mua nhu yếu phẩm lên trường để bảo đảm sinh hoạt trong 6 ngày.
Cô cho rằng, bản thân rất yêu nghề dạy học, tuy nhiên lương và trợ cấp chưa cao. Nếu có thể nhà nước có thể mở cơ chế và cho giáo viên chúng tôi dạy thêm thì cực kỳ tốt. Qua đó, có thể giúp giáo viên chúng tôi có thêm thu nhập.
Cô Nguyễn Thị Hoà, giáo viên Tiếng Anh Trường tiểu học - THCS TP. Hoà Bình chia sẻ, lương giáo viên hiện nay thấp, nếu chưa có chế tăng lương thì nên tạo điều kiện cho giáo viên dạy thêm. Hiện, có 1 số trung tâm Anh ngữ ở thành phố cần giáo viên có chuyên môn nghiệp vụ giảng dạy cho các con. Nếu có cơ chế thuận lợi, sẽ giúp chúng tôi tăng nguồn thu để ổn định kinh tế gia đình".
Cô Nguyễn Thị Thu Hương- Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Hồng Phong, quận Ngô Quyền (Hải Phòng) cho rằng mong mỏi lớn nhất của thầy cô là được Bộ trưởng tháo gỡ về chế độ chính sách như chính sách tiền lương, hưởng lương theo bằng cấp; có cơ chế để giáo viên có thể được làm thêm bằng chính nghề của mình.
Bộ trưởng nói gì?
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, chắc chắn trong thời gian tới Bộ sẽ rà soát hệ thống chế độ chính sách.
Hiện nay có tới hơn 200 chính sách rải rác trong các văn bản khác nhau từ các Bộ, ngành, lượng chính sách lớn như vậy sẽ khó triển khai. Nhiều chính sách phải thông qua các Bộ, ngành khác, không phải việc riêng của ngành.
Việc xây dựng Luật Nhà giáo trong thời gian tới có thể sẽ mang lại những chuyển biến tích cực về thể chế. Bộ sẽ làm nhiều việc để làm sao khối giáo dục công – tư được bình đẳng trong thực tế. Trước hết là đối đãi, ứng xử bình đẳng, phát huy hệ thống ngoài công lập để cùng chia sẻ, để xã hội được hưởng thụ giáo dục đa dạng hơn.
Bộ sẽ tiếp tục kiến nghị và làm việc với các Bộ, ngành về việc tăng phụ cấp ưu đãi, tìm mọi cách tăng thu nhập cho giáo viên, tìm mọi cách để tăng cường cơ sở vật chất, cải thiện điều kiện làm việc của nhà giáo. Đang làm mọi cách để chăm lo cho các đối tượng đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, làm sao những đổi mới của ngành đang làm không dẫn đến làm gia tăng bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục.
Bộ GDĐT cũng đang gấp rút các công việc để điều chỉnh Nghị định 116 trong việc đào tạo lực lượng giáo viên, nguồn tuyển cho tương lai. Đang có sửa đổi trong Thông tư 16 về định mức giáo viên/lớp.
Mặc dù Bộ GD&ĐT có quy định giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên...
Nguồn: [Link nguồn]