Nhận định đề thi tổ hợp KHXH kỳ thi THPT quốc gia 2019

Sáng nay (27/6), thí sinh cả nước bước vào buổi thi cuối cùng Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 với bài thi tổ hợp Khoa học xã hội (Lịch sử, địa lý, Giáo dục Công dân). Số lượng thí sinh đăng dự thi bài thi tổ hợp là 495.713 thí sinh.

Nhận định môn Giáo dục Công dân các chuyên gia Tổ giáo dục Công dân, Hệ thống giáo dục Học Mãi đánh giá đề thi giáo dục công dân có số câu hỏi vận dụng cao giảm so với đề thi năm 2019.

Đề thi môn Giáo dục công dân (mã đề 30) có cấu trúc tương tự đề thi năm 2018, bám sát cấu trúc đề thi tham khảo và nội dung hướng dẫn về tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 do Bộ GD-ĐT ban hành, đề gồm 40 câu hỏi, nội dung thi nằm trong chương trình kiến thức lớp 12 (90%), 10% số câu hỏi trong đề thuộc phần kiến thức lớp 11.

Nhận định đề thi tổ hợp KHXH kỳ thi THPT quốc gia 2019 - 1

Nhận định đề thi tổ hợp KHXH kỳ thi THPT quốc gia 2019 - 2

Nhận định đề thi tổ hợp KHXH kỳ thi THPT quốc gia 2019 - 3

Nhận định đề thi tổ hợp KHXH kỳ thi THPT quốc gia 2019 - 4

Đề thi GDCD kỳ thi THPT quốc gia 2019

So với đề thi năm 2018, đề thi năm 2019 giảm về độ khó. Điều này được thể hiện ở số câu hỏi Vận dụng cao giảm so với năm 2018 (từ câu 12 xuống 8 câu), tăng số câu hỏi ở mức độ thông hiểu. Số lượng câu hỏi Nhận biết và Thông hiểu tương đương đề thi năm 2018.

Mặc dù giảm số lượng câu hỏi Vận dụng cao nhưng mức độ khó của các câu này vẫn giữ nguyên, thậm chí dữ liệu được đưa trong câu hỏi có khả năng gây nhiễu cho học sinh tương đối tốt. Đặc biệt, có câu thông tin đưa ra một vấn đề nhưng vấn đề được hỏi lại xoay quanh một vấn đề khác nên học sinh cần phải hết sức lưu ý trong việc kết nối và xử lý vấn đề lựa chọn đáp án đúng.

Môn Giáo dục Công dân là môn học có sự gắn kết chặt chẽ với cuộc song vì xoay quanh mối quan hệ công dân với nhà nước, pháp luật.

Đề thi môn Giáo dục công dân cũng thể hiện rõ ràng mối quan hệ đó, có câu hỏi mang tính thời sự như đề thi năm 2018.

Cô giáo Phạm Thị Vân Anh, Trường THPT Hoàng Văn Thụ (Hà Nội) đánh giá đề Giáo dục Công dân có mức độ phân hóa của đề khá cao,

Đề bám sát chương trình cơ bản, theo đúng cấu trúc đề từ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Đề cũng bám sát đề tham khảo của Bộ. Cấu trúc đề rất hay, ý nghĩa, rõ ràng và mạch lạc. Những câu vận dụng mang tính chất thực tiễn giúp học sinh nhận biết và lựa chọn được những đáp án chính xác.

Đề chủ yếu tập trung vào kiến thức lớp 12 bám sát chương trình sách giáo khoa, các câu tình huống chủ yếu rơi vào các quyền tự do cơ bản, quyền tự do dân chủ của công dân, quyền bình đẳng trong lao động, bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. Đây là những kiến thức căn bản, giúp học sinh có hành trang tốt khi bước vào cuộc sống.

Khi làm đề này, học sinh có cảm giác như mình đang trực tiếp giải quyết các tình huống thực tế mà các em sẽ gặp trong cuộc sống.

Mức độ phân hóa của đề khá cao, nhất là những câu vận dụng tình huống. Học sinh có thể làm được 9-9,5 điểm, điểm 10 sẽ hiếm có.

Với cách ra đề như thế này, môn Giáo dục Công dân trong chương trình giáo dục phổ thông mới với tên gọi là môn Kinh tế và Pháp luật sẽ giúp học sinh hứng thú hơn với môn học này, có kiến thức căn bản làm hành trang giúp các em có thể học tốt ở các trường đại học có chuyên ngành kinh tế.

Nhận định đề thi tổ hợp KHXH kỳ thi THPT quốc gia 2019 - 5

Nhận định đề thi tổ hợp KHXH kỳ thi THPT quốc gia 2019 - 6

Nhận định đề thi tổ hợp KHXH kỳ thi THPT quốc gia 2019 - 7

Nhận định đề thi tổ hợp KHXH kỳ thi THPT quốc gia 2019 - 8

Đề thi lịch sử kỳ thi THPT quốc gia 2019

Về môn Lịch sử, chuyên gia Tổ Lịch sử cho biết, đề thi năm nay xuất hiện nhiều dạng so sánh.

Đề thi nằm hoàn toàn trong chương trình Lịch sử lớp 11 (10%), lớp 12 (90%), không xuất hiện câu hỏi thuộc chương trình lớp 10.

Các câu hỏi đều phù hợp các cấp độ và bám sát định hướng Bộ đã công bố trước đó.

Đề thi không yêu cầu học sinh ghi nhớ máy móc các sự kiện, mốc thời gian hay nhân vật lịch sử mà thiên về khả năng đánh giá, phân tích hay khái quát vấn đề. Đề thi cũng xuất hiện cấc câu hỏi có sự liên kết giữa Lịch sử Việt Nam và Lịch sử thế giới, đặc biệt đề thi xuất hiện nhiều câu hỏi so sánh.

Các chuyên gia đánh giá, nhìn chung, mặc dù đề thi năm 2019 có xu hướng giảm số lượng câu hỏi ở mức độ vận dụng cao từ 12 câu xuống còn 8 câu nhưng độ khó của các câu hỏi này lại có xu hướng nhỉnh hơn. Đặc biệt, sự xuất hiện nhiều dạng câu hỏi so sánh cũng như các câu hỏi có mối quan hệ liên chuyên đề khiến cho đề thi đảm bảo được mức độ phân hóa ở mức tương đối tốt.

Về môn Địa lý, chuyên gia Địa lý đánh giá đề thi bám sát cấu trúc đề thi thảm khảo và nội dung hướng dẫn về tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 do Bộ GD-ĐT ban hành, đề gồm 40 câu hỏi, nội dung thi nằm trong chương trình THPT và chủ yếu thuộc các nội dung kiến thức lớp 12 (90%), 10% số câu hỏi trong đề thuộc phân kiến thức lớp 11.

Đề thi không xuất hiện dạng câu hỏi trong đề thuộc phần kiến thức lớp 11. Đề thi không xuất hiện dạng câu hỏi mới lạ hoặc các câu hỏi gây nhiễu với học sinh.

Chuyên đề thực hành Địa lý vẫn chiếm tỉ trọng nhiều nhất trong đề thi (15 câu), như thông lệ mọi năm.

Cũng theo các chuyên gia, đề thi đáp ứng được mục đích chính của kỳ THPT Quốc gia năm 2019 và xét tuyển vào đại học cao đằng nên cấu trúc và độ khó của đề thi cũng thể hiện đúng tinh thần đó với khoảng 24 câu hỏi (60%) ở mức độ đơn giản với các dạng bài tương đối quen thuộc. Các câu hỏi Vận dụng cao giảm hẳn so với đề thi năm 2018 cả về mức độ khó. Số lượng câu hỏi Thông hiểu và Vận dụng có xu hướng tăng nhẹ so với năm 2018.

Gợi ý giải đề thi môn Lịch sử THPT Quốc gia 2019

Mời độc giả tham khảo gợi ý giải đề thi môn lịch sử THPT Quốc gia 2019.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Kỳ thi tốt nghiệp THPT Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN