Nhà càng bừa bộn sẽ giúp trẻ càng thông minh?

Sự kiện: Dạy con

Có 2 luồng ý kiến trái chiều xoay quanh việc có nên để trẻ thỏa sức bày bừa đồ chơi trong nhà hay không? Điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào tới trí thông minh của trẻ.

Một số bà mẹ cho rằng, việc trẻ xả đồ đạc bừa bãi ở nhà thường xuyên sẽ ảnh hưởng tới ý thức gọn gàng, trật tự của đứa trẻ. Nhưng cũng có những bà mẹ khác nghĩ việc trẻ ném đồ chơi, bày bừa đồ đạc trong nhà là một điều cần thiết trong quá trình chúng khám phá thế giới, không nên cản trở.

Môi trường ở nhà quá ngăn nắp hay bừa bộn sẽ có tác động gì đến trẻ?

- Nhà quá ngăn nắp sẽ hạn chế trẻ khám phá thế giới xung quanh mình

Từ 6 tháng đến 3 tuổi là giai đoạn não bộ của trẻ phát triển nhanh chóng. Lúc này, tỷ lệ hoàn thiện não bộ của trẻ từ 80 – 90%, sự hoạt động cũng gấp đôi so với người lớn.

Trong độ tuổi này, trẻ chủ yếu khám phá thế giới và nhận biết đồ vật bằng cách sờ nắm, cắn, và nhiều hành động khác.

Nhà càng bừa bộn sẽ giúp trẻ càng thông minh? - 1

Nếu người mẹ thường xuyên thu dọn đồ chơi của trẻ, thậm chí cất đồ chơi để giữ ngôi nhà luôn gọn gàng, trẻ sẽ ít có cơ hội tiếp xúc với đồ vật hơn. Điều này có thể khiến trẻ khó phát triển trong một môi trường không thú vị.

Ngoài ra, có một số người mẹ bị cuồng sạch sẽ, mỗi khi thấy con mình ném đồ đạc lung tung liền chạy tới thu dọn, miệng không ngừng nói “con không được ném như vậy, đừng làm như thế”, khiến trẻ sợ hãi hơn. Điều này cũng cản trở trẻ trong quá trình khám phá thế giới.

- Nhà quá bừa bộn khiến trẻ thiếu tính trật tự

Trong một nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra rằng, một ngôi nhà quá bừa bộn, mất trật tự sẽ khiến trẻ dễ gặp các vấn đề về thể chất hơn. Hơn nữa, việc sống trong môi trường bừa bộn như vậy cũng khiến tâm lý trẻ bị ảnh hưởng theo hướng tiêu cực.

Nhà càng bừa bộn sẽ giúp trẻ càng thông minh? - 2

Ví dụ, trong một môi trường nhà lộn xộn, trẻ khó tìm thấy món đồ chơi mình yêu thích, dễ khiến chúng trở nên cáu kỉnh.

Một môi trường lộn xộn còn khiến trẻ cảm thấy thiếu an toàn và trật tự. Trong trường hợp này, trẻ có thể khó thích nghi với các quy định và nội quy của trường sau khi đi học, dễ phát sinh nhiều vấn đề trong giáo dục sau này.

Làm thế nào để tạo ra một môi trường phù hợp với trẻ?

Bí mật chính là sự hỗn loạn có trật tự.

Cách làm rất đơn giản, đó là tạo môi trường khám phá phù hợp với đặc điểm hoạt động theo từng độ tuổi của trẻ. Điều này có thể giúp trẻ không mất đi sự ham muốn khám phá thế giới.

Cốt lõi của “sự hỗn loạn có trật tự” là để cho trẻ được vừa tự do vừa kỷ luật.

Nhà càng bừa bộn sẽ giúp trẻ càng thông minh? - 3

Trước tiên, người mẹ cần trao đổi với trẻ những nội quy trong nhà. Chẳng hạn như được chơi đùa trong một phạm vi đã quy định (quyền tự do), nếu vượt qua ranh giới này sẽ bị phê bình, thường phạt rõ ràng (tính kỷ luật).

Cho phép trẻ chơi với nhiều loại đồ chơi, sách, vật dụng gia đình an toàn. Chuẩn bị một góc chơi đùa dành riêng cho trẻ, để chúng thỏa sức chơi trong lãnh địa bé nhỏ của mình. Nếu trẻ muốn vẽ, bố mẹ có thể chuẩn bị giấy dán lên tường sẵn và chỉ được chơi trong một phạm vi nhất định.

Sau khi trẻ chơi xong, bố mẹ làm gương và hướng dẫn trẻ thu dọn đồ, cất vào chỗ cũ. Điều này sẽ rèn luyện cho trẻ thói quen tự giác và ý thức ngăn nắp.

Tóm lại, sự hỗn loạn có trật tự là cách giúp trẻ tăng trưởng và phát triển tối ưu nhất. Nó không chỉ bảo vệ ham muốn khám phá của trẻ mà còn giúp chúng hình thành những thói quen tốt.

Thức khuya hay dậy sớm, cái nào sẽ giúp việc học hiệu quả hơn?

Tùy vào từng thể trạng, sở thích, thói quen, thời gian biểu của từng người mà bạn nên chọn việc thức khuya hay dậy sớm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo QQ) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN