Người mẹ gây tranh cãi vì quỳ lạy xin tha cho con trai 37 tuổi bị bắt vì cố ý "động chạm" vào chỗ nhạy cảm của một phụ nữ

Sự kiện: Dạy con

"Tôi chỉ có một đứa con trai này. Nó năm nay 37 tuổi rồi nhưng chưa lập gia đình cũng không có bạn gái nên mới như thế thôi”, mẹ của Phan nói.

Ngày càng có nhiều cô gái bị sàm sỡ ở nơi công cộng, tuy nhiên thay vì im lặng như trước, các nạn nhân đã mạnh dạn lên tiếng để được người xung quanh giúp đỡ, đưa tên biến thái ra ánh sáng. Cách đây không lâu, một người đàn ông họ Phan (37 tuổi, ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc) đã bị bắt giữ sau khi sàm sỡ một cô gái trên tàu điện ngầm.

Ban đầu Phan còn bao biện rằng mình không cố ý "đụng chạm" vòng 3 của người phụ nữ trên tàu, tuy nhiên trước sự thật không thể chối cãi, Phan khóc lóc thú nhận anh ta đã sờ soạng vùng kín của cô gái trên tàu điện ngầm.

Phan ăn năn, tự tát mình và nói rằng sau này không dám nữa, sau đó khóc lóc cầu xin sự tha thứ từ cô gái và cảnh sát. Ảnh cắt từ clip

Phan ăn năn, tự tát mình và nói rằng sau này không dám nữa, sau đó khóc lóc cầu xin sự tha thứ từ cô gái và cảnh sát. Ảnh cắt từ clip

Phan bắt đầu ăn năn, tự tát mình và nói rằng sau này không dám nữa, sau đó khóc lóc thảm thiết và cầu xin sự tha thứ từ cô gái và cảnh sát.

Phan cũng thú nhận rằng từ khi bố mẹ ly hôn, anh sống cùng với bố. Gần đây, bố Phan bị nhồi máu não, anh phải chịu quá nhiều áp lực trong cuộc sống nên mới có hành động như vậy. Tuy nhiên, cô gái kia vẫn nhất quyết không chịu tha thứ cho Phan.

Không lâu sau, mẹ của anh ta được gọi tới đồn cảnh sát để làm việc. Tuy nhiên, điều cảnh sát không ngờ đến là khi vừa tới nơi, mẹ của Phan sau đó bất ngờ quỳ xuống cầu xin sự tha thứ cho con trai.

Đây vốn là hành động rất đỗi bình thường xuất phát từ tình mẫu tử thiêng liêng mà người mẹ dành cho con. Tuy nhiên, những lời bao biện của bà cho hành vi xấu hổ của con trai lại khiến mọi người vô cùng phẫn nộ.

"Con trai tôi đã 37 tuổi rồi nhưng vẫn chưa có bạn gái nên mới thế thôi. Tôi chỉ có mỗi đứa con này, mong các anh thương xót", bà vừa quỳ vừa khóc nói với cảnh sát.

Người mẹ quỳ gối cầu xin tha thứ cho con trai. Ảnh cắt từ clip

Người mẹ quỳ gối cầu xin tha thứ cho con trai. Ảnh cắt từ clip

Khi nghe thấy câu nói này, ai nấy đều không khỏi sốc. Sự việc sau khi đăng tải đã nhanh chóng gây ra làn sóng phẫn nộ trên mạng xã hội.

- "Chẳng nhẽ 37 tuổi rồi mà không có bạn gái thì được phép đi quấy rối phụ nữ ư?",

- "Một 'đứa trẻ' 37 tuổi, lớn đầu rồi nhưng làm sai vẫn để mẹ phải quỳ gối xin tha thứ",

- "Thật bó tay với mẹ con nhà này, con thì bảo bị áp lực cuộc sống nên mới làm vậy, mẹ thì bào chữa do con không có bạn gái",…

Việc các bậc phụ huynh yêu thương và muốn bảo bọc con cái của mình là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, chúng ta cần biết rằng cách thức nuôi dạy của phụ huynh là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Chính vì thế, nếu chúng ta can thiệp quá sâu vào tiến trình phát triển tự nhiên của trẻ bằng việc bảo bọc quá mức thì có thể đưa đến những kết quả không như chúng ta mong đợi.

Cha mẹ bảo bọc quá mức, không để trẻ có tính tự chủ, khám phá, trẻ có thể khiến trẻ trở nên phụ thuộc, không có trách nhiệm, và cũng có thể ảnh hưởng đến lòng tự tôn cũng như những khả năng ra quyết định, các mối quan hệ xã hội khi lớn lên.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra những đứa trẻ lớn lên từ gia đình có bố mẹ che chở thái quá thường thiếu tự tin và cũng thiếu tự trọng. Ảnh minh hoạ

Các nhà khoa học đã phát hiện ra những đứa trẻ lớn lên từ gia đình có bố mẹ che chở thái quá thường thiếu tự tin và cũng thiếu tự trọng. Ảnh minh hoạ

Không giống như nhiều cha mẹ lầm tưởng, bảo vệ con quá mức không phải là cách giúp trẻ cảm thấy được yêu thương nhiều hơn. Hậu quả của việc bao bọc con của ba mẹ nhiều lúc khiến trẻ cảm thấy căng thẳng. Thậm chí có trường hợp bé sẽ cảm thấy lo lắng quá mức, từ đó dẫn đến trầm cảm.

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Tâm lý trẻ em, những trẻ có xu hướng được bảo bọc hoặc kiểm soát quá mức khi còn nhỏ có xu hướng chống đối xã hội và phạm pháp cao hơn khi lớn lên so với những trẻ khác. Theo các chuyên gia, bảo vệ vừa phải và kỷ luật hợp lý là cách giúp hạn chế chiều hướng phạm tội ở trẻ em.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tường Vy ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN