Người Do Thái giỏi vì bố mẹ không bao giờ hỏi: “Hôm nay con đã học gì ở trường?”
Không phải ngẫu nhiên số lượng những thiên tài, doanh nhân trên thế giới người Do Thái chiếm rất nhiều, tất cả đều do phương pháp dạy con cái độc đáo của họ.
Tại sao dân tộc Do Thái có thể sản sinh ra nhiều nhà lãnh đạo xuất sắc?
Bạn có biết rằng:
- 170 người đoạt giải Nobel, người Do Thái chiếm 20%.
- 21% sinh viên trong khối Ivy League (top những ngôi trường hàng đầu thế giới) là người Do Thái.
- 26% người Do Thái đoạt giải thưởng danh thự Kennedy Centrer.
- 37% người Do Thái đoạt giải Oscar.
- 51% người Do Thái đoạt giải Pulitzer.
Mặc dù người Do Thái chỉ chiếm 0,2% dân số thế giới (khoảng 14 – 17 triệu người) nhưng đây là một dân tộc sản sinh ra số lượng lớn nhân tài trong mọi lĩnh vực, bao gồm nghiên cứu học thuật, văn học, chính trị, nghệ thuật và giải trí. Ngoài ra, khoảng 35% triệu phú trên thế giới, tiêu biểu nhất như Mark Zuckerberg của Facebook, Larry Page của Google và Howard Schultz của Starbucks đều là người Do Thái.
Người Do Thái từng bị đàn áp và phải tha hương khắp nơi. Thế nhưng, họ tin rằng, kiến thức và bộ não sẽ không bao giờ bị mất đi và những đứa trẻ sẽ kế thừa qua từng thế hệ.
Đặc biệt, người Do Thái rất chú trọng tới việc giáo dục trong gia đình, bố mẹ thường nhấn mạnh với con cái 5 điều này:
- Giá trị của bản thân.
- Nỗ lực trở nên xuất sắc trong chuyên môn của mình.
- Cải thiện tính cách ngày càng tốt hơn.
- Phát triển trí tưởng tượng.
- Học hỏi trong suốt cuộc đời.
Nếu bố mẹ có thể tôn trọng cá tính và khai phá ưu điểm của con mình, cơ hội thành công của một đứa trẻ sẽ tăng lên đáng kể. Người Do Thái thường nói: “Tôi học để thay đổi thế giới trở nên tốt đẹp hơn”. Câu nói này cho trẻ biết mục đích của việc học và tạo cho chúng những khát vọng đẹp đẽ.
Người Do Thái dạy con như thế nào?
Trong gia đình của người Do Thái luôn có một quy định, đó là thiết lập thời gian đọc sách cho cả gia đình. Một khi đứa trẻ nhận ra bản thân mình yêu thích điều gì, bố mẹ đều ủng hộ và tạo động lực để chúng vượt qua những thử thách. Người Do Thái ít khi la mắng, kiểm soát con cái trong việc học, họ luôn khơi dậy trí tò mò và chúng đẩy con mình tìm hiểu mọi thứ một cách tự nguyện.
Bố mẹ Do Thái nhìn chung rất khoan dung với những hành vi của con cái. Dưới góc nhìn của người khác, đó có thể là sự không kỷ luật. Tuy nhiên, nếu đứa trẻ tự ý hành động, bố mẹ sẽ không ngăn cản nhưng xác nhận sự an toàn và không gây phiền phức cho người khác. Những gì trẻ làm có thể thành công hoặc thất bại, thông qua thử nghiệm và sai lầm, trẻ sẽ dần tìm thấy đam mê của mình.
Bạn có biết đạo diễn nổi tiếng nhất Hollywood Steven Spielberg không? Ông là một người Mỹ gốc Do Thái, từ nhỏ đã mắc chứng khó đọc. Ông kể rằng, mẹ mình chẳng bao giờ la mắng ông vì điểm số thấp, hơn nữa còn động viên tìm hiểu thế giới qua chiếc máy ảnh. Dưới sự khích lệ và động viên của người mẹ, ông tìm thấy đam mê của bản thân, từ đó không ngừng tiến về phía trước.
Bố mẹ Do Thái tạo ra một thiên tài dựa trên việc khơi dậy sự tò mò và đam mê của con cái hơn là ép buộc chúng phải làm cái này, cái kia theo ý mình.
“Hôm nay con đã học gì trên trường?” là một câu hỏi không khôn ngoan
Thông qua Kinh Thánh, trẻ em Do Thái học cách suy nghĩ về mọi thứ mà không bị ràng buộc bởi những quan niệm thông thường.
Nhiều bố mẹ thường hay hỏi con mình mỗi khi chúng đi học về: “Hôm nay con đã học gì trên trường?”. Thế nhưng, bố mẹ Do Thái lại hỏi con mình: “Hôm nay con đã hỏi gì trên trường?”.
Đây là câu hỏi để bố mẹ biết được con mình đã học hành một cách chủ động hay bị động trên trường. Điều này có nghĩa con cái sẽ chủ động hỏi giáo viên những gì mình không hiểu, thúc đẩy thái độ học tập tích cực hơn. Bằng cách tạo thói quen đặt câu hỏi, đứa trẻ sẽ thấy việc học thú vị hơn.
Ngoài ra, những đứa trẻ Do Thái thường có thói quen thuyết trình trước mặt bố mẹ về những gì chúng đã được học ở trường. Để làm được điểu này, đứa trẻ cần sắp xếp suy nghĩ, hiểu sâu về những gì đã học, biết cách trình bày, sự tự tin… Đây là một thói quen rất có lợi cho mỗi người sau này.
Theo người sáng lập Google, Larry Page: “Nền tảng để sản sinh ra những người tài năng với những ý tưởng độc đáo phần lớn phụ thuộc vào nền giáo dục gia đình”.
Người Do Thái thường có những cuộc thảo luận trong gia đình. Đây không phải là lúc bố mẹ giáo huấn con cái, mà dạy rằng mỗi người sẽ có những quan niệm khác nhau về một việc.
Bằng cách làm quen với các cuộc thảo luận từ thời thơ ấu, trẻ em Do Thái có thể học được tầm quan trọng của việc khẳng định suy nghĩ và không bóp méo ý kiến của mình.
Mục đích của kỷ luật là để nghe "tiếng nói của trái tim "
Thực ra, người Do Thái vẫn có sự kỷ luật trong quá trình dạy dỗ con cái. Sự kỷ luật của người Do Thái sẽ khiến đứa trẻ nghĩ về điều tốt và điều xấu của sự vật. Bố mẹ sẽ hướng dẫn con mình cách lắng nghe tiếng nói từ trái tim.
Do Thái giáo tin rằng, tâm trí con người có 2 xung động tốt và xấu. Đó là lý do tại sao việc trẻ cư xử không tốt là điều bình thường. Bố mẹ sẽ dạy con cái cách kiểm soát bản thân và những cơn bốc đồng của mình thông qua trải nghiệm của bản thân.
Cốt lõi của việc nuôi dạy con cái của người Do Thái là “tôn trọng con cái”. Bố mẹ sẽ không áp đặt, ra lệnh, đe dọa, kiểm soát con cái theo ý của mình. Mỗi đứa trẻ đều có cá tính riêng, cần được tin tưởng, tôn trọng.
Nguồn: [Link nguồn]
Có một số bố mẹ rất cầu toàn, họ quá kỳ vọng vào con cái khiến đứa trẻ lúc nào cũng gánh trên mình nhiều áp lực....