Nghiên cứu khoa học mới cho thấy học kém một phần là... tại trường!

Sự kiện: Giáo dục

Một nghiên cứu vừa được trường Đại học UC Berkeley và Đông Bắc Illinois tung ra cho thấy rằng thành tích của học sinh tùy thuộc vào thời khóa biểu của họ.

Các nhà nghiên cứu của trường Đại học UC Berkeley và Đông Bắc Illinois đã theo dõi hoạt động hàng ngày của gần 15.000 sinh viên, và xem xét mối liên quan giữa lịch hoạt động với thành tích của từng người. Đây là đợt thống kê lớn nhất dựa trên dữ liệu thực từ trước đến nay, và đã đem lại một số kết quả thú vị.

Cụ thể, hoạt động của 14.894 sinh viên trong bốn học kỳ kéo dài từ 2014 đến 2016 đã được ghi nhận. Những sinh viên này được phân chia làm ba nhóm “Cú Đêm,” “Sơn Ca Ban Ngày” và “Diều Hâu Buổi Sáng” dựa trên hoạt động của những ngày họ không đi học.

Theo kết quả được xuất bản trên tờ Scientific Reports, cả ba nhóm đều có thành tích kém hơn hẳn ở những bộ môn có lịch học được xếp không đúng với chu kỳ sinh học của họ. “Chúng tôi nhận ra đại đa số sinh viên đều bị social jet-lag (hiện tượng mà thời điểm tỉnh táo chênh lệch với thời điểm những hoạt động đòi hỏi trí óc diễn ra) với thời gian đi học, điều có sự quan hệ chặt chẽ với thành tích học tập của họ,” Benjamin Smarr, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết.

Nghiên cứu khoa học mới cho thấy học kém một phần là... tại trường! - 1

Đồng hồ sinh học của một người bình thường có khoảng thời gian tỉnh táo nhất gần giữa trưa.

Ngoài việc có thành tích học tập giảm sút, hiện tượng này còn gây ra béo phì và tiêu thụ nhiều thuốc lá, rượu bia hơn bình thường.

Những sinh viên bị ảnh hưởng nặng nhất bởi điều này thuộc nhóm “Cú Đêm,” nhưng vấn đề không chỉ là do họ thức quá khuya, ông Smarr cho biết. “Vì Cú thức khuya và lớp học bắt đầu sớm, sự chênh lệch này ảnh hưởng đến họ mạnh nhất, nhưng thành tích của Diều Hâu và Sơn Ca cũng giảm khi họ tham gia các môn học có tiết trễ hơn. Những người khác nhau có đồng hồ sinh học khác nhau, vì thế không có giải pháp nào là phù hợp cho tất cả trong giáo dục.”

Theo kết quả nghiên cứu, chỉ có khoảng 40% sinh viên có những lớp học phù hợp với đồng hồ sinh học của mình và có điểm số tốt hơn, 50% đi học khi chưa hoàn toàn tỉnh táo và 10% đã qua thời điểm sung sức nhất khi lớp học bắt đầu. Các nhà nghiên cứu cũng nói rằng thay vì buộc sinh viên đi ngủ sớm hơn trái với đồng hồ sinh học của họ, chúng ta nên tìm cách cá nhân hóa giáo dục, để việc học và lớp học xảy ra đúng vào lúc sinh viên sẵn sàng nhận tri thức nhất trong ngày.

TP.HCM: Bất ngờ lý do cô giáo không giảng bài gần 50 tiết

Sở GDĐT TP.HCM đã xuống Trường THPT Long Thới (huyện Nhà Bè) tìm hiểu, xác minh thông tin cô giáo lên lớp không giảng bài...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Lê (Thế Giới Trẻ)
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN