Nghiên cứu ĐH Harvard: Não phải là trọng tâm phát triển não bộ của trẻ em, nhưng gần 80% cha mẹ hiểu sai

Sự kiện: Giáo dục

Nếu cha mẹ nhận biết đúng về não phải và não trái, họ có thể cải thiện được phần nào trí thông minh của con mình.

Nhắc đến bộ não, chắc chắn nó là một trong những cấu trúc tinh vi và hiệu quả nhất trong cơ thể con người, những suy nghĩ, hành động của chúng ta không thể tách rời sự điều khiển của bộ não. Mặc dù nhiều bậc cha mẹ chú ý đến sự phát triển trí não của con cái, nhưng nghiên cứu của Đại học Harvard cho thấy, gần 80% cha mẹ đang hiểu sai.

Nghiên cứu khoa học cho thấy, trẻ sơ sinh đã có một số lượng tế bào thần kinh khổng lồ khi mới sinh, từ 100 tỷ đến 200 tỷ, nhiều hơn rất nhiều so với con số cần thiết trong một đời người.

Trong quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh, một số tế bào thần kinh vô dụng sẽ bị đào thải dần, bị chấm dứt hoạt động sớm trước khi chúng được sử dụng. Dưới góc độ giáo dục sớm, cha mẹ muốn trí não của con phát triển tốt hơn, cần phải nắm bắt được thời kỳ vàng phát triển trí não của bé, nếu không sẽ khó thay đổi.

Nhưng một nghiên cứu của Đại học Harvard cho chúng ta biết rằng, gần 80% cha mẹ sai lầm vì não phải là trọng tâm phát triển trí não của trẻ, nhưng hơn 90% trẻ chỉ hoạt động ở não trái. Nói cách khác, 80% cha mẹ đã bỏ lỡ thời kỳ vàng phát triển não phải của con mình.

Nghiên cứu ĐH Harvard: Não phải là trọng tâm phát triển não bộ của trẻ em, nhưng gần 80% cha mẹ hiểu sai - 1

Có cơ sở nào cho nhận định này không? Điều này bắt đầu với "Lý thuyết phân chia não trái và não phải" của giáo sư Rogers Perry. Bộ não của con người được chia thành bán cầu não trái và bán cầu não phải, đảm nhiệm các chức năng tương ứng.

Não phải là "bộ não sống động", có chức năng lưu giữ trí nhớ

Nếu dùng một từ để so sánh não phải, "sống động" có lẽ không thể thích hợp hơn, khả năng cảm nhận sự vật bằng hình ảnh của nó vượt xa não trái.

Nghiên cứu khoa học thậm chí còn chỉ ra rằng, trong não phải của con người có rất nhiều khớp thần kinh và rãnh não, do cấu trúc của nó rất tốt trong việc ghi nhớ. Hiện tại, trí tưởng tượng và óc sáng tạo được quan tâm nhiều nhất cũng tập trung ở não phải, có thể nói muốn trẻ IQ cao, cha mẹ nên tập trung phát triển não phải nhiều hơn.

Não trái là "bộ não tư duy", thiên về tính logic

Sau khi giới thiệu các chức năng của não phải, nhiều phụ huynh lầm tưởng rằng não trái không quan trọng. Thực tế không phải vậy, não phải muốn hoạt động tốt hơn thì phải cần đến “bộ não tư duy” của não trái làm trợ thủ.

Nhưng tại sao não phải lại là trọng tâm phát triển trí não của trẻ? Điều này là do giáo dục hiện tại của nhà trường tập trung vào não trái của trẻ em. Ví dụ: học thuộc lòng, giải toán… đều là đào tạo cho não trái. Do đó, hầu hết não trái của trẻ em tốt hơn.

Vì vậy, việc cha mẹ phải làm là nắm bắt thời kỳ vàng phát triển não phải và để não phải của bé bắt kịp tốc độ não trái, chỉ khi 2 não cân bằng về phía trước thì mới có tác dụng tốt hơn.

Thời điểm tốt nhất để phát triển não phải là khi nào? 

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thời gian phát triển não phải trước tuổi 15, tốt nhất là trước 6 tuổi.

Nghiên cứu ĐH Harvard: Não phải là trọng tâm phát triển não bộ của trẻ em, nhưng gần 80% cha mẹ hiểu sai - 2

Trong các thí nghiệm về não bộ trẻ em, phát triển trí não nhanh nhất khi mới 3-4 tuổi, sau 15 tuổi về cơ bản chúng sẽ ngừng phát triển, vì vậy nếu bỏ lỡ thời gian này sẽ khó được phát triển trở lại.

0-1 tuổi là thời kỳ bắt đầu

Giai đoạn này thị giác của bé bắt đầu cải thiện đáng kể, màu sắc phong phú có thể mang đến cho bé trải nghiệm mới, đây cũng là thời điểm tốt nhất cho trí nhớ thị giác.

1-3 tuổi là giai đoạn tăng tốc

Lúc này, trẻ đã có cảm nhận về không gian rõ ràng nên đồ chơi xếp khối, có thể bắt đầu ghi nhớ không gian.

3-6 tuổi là giai đoạn quan trọng

Giai đoạn này là kết thúc giai đoạn vàng phát triển não phải, lúc này nên phát triển não phải như cho trẻ ghi nhớ một số sự vật sinh động, nó sẽ tăng cường tác động lên não bộ.

Thực hiện 3 kiên trì này trước khi trẻ lên 5 tuổi, có thể cải thiện trí nhớ và IQ

Cột mốc 5 tuổi rất quan trọng, cha mẹ muốn con thông minh chắc chắn không nên bỏ qua giai đoạn này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo 163) ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN