ĐH Harvard: Những người thành công đều có điểm tương đồng này thời thơ ấu

Sự kiện: Dạy con

Đừng đánh giá thấp thói quen này, bởi nó quyết định đến rất nhiều thứ đối với một đứa trẻ.

Nhiều bậc cha mẹ cho rằng, nếu trẻ học hành giỏi giang, chắc chắn sau này sẽ thành công. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của Đại học Harvard, Mỹ, những người đạt được thành tựu cao trong nghề nghiệp sau này có một đặc điểm chung vào thời thơ ấu, đó là họ thường làm công việc nhà.

Nghiên cứu này theo dõi 268 sinh viên tốt nghiệp Harvard và 456 sinh viên có hoàn cảnh khó khăn và cố gắng tìm ra câu trả lời cho câu hỏi: Những người thành đạt khi trưởng thành có điểm gì giống nhau trong thời thơ ấu?

Một trong những phát hiện mà có lẽ 90% các bậc cha mẹ không ngờ tới, đó là những người thành công và hạnh phúc hơn khi trưởng thành có một điểm giống nhau quan trọng: họ sẽ làm những công việc nhà có vẻ tầm thường từ khi còn nhỏ.

ĐH Harvard: Những người thành công đều có điểm tương đồng này thời thơ ấu - 1

Về quan điểm này, giáo sư Julie của Đại học Stanford giải thích: “Những người đạt được thành công ở nơi làm việc đều có tư duy sẵn sàng xoắn tay áo làm việc chăm chỉ. Khi gặp vấn đề, phản ứng đầu tiên của họ không phải là trốn tránh trách nhiệm mà là cố gắng giải quyết nó. Phương thức tư duy này không phải bẩm sinh, nó được hình thành từ khi còn nhỏ”.

Ở nơi làm việc, tư duy quan trọng nhất là cách giải quyết vấn đề. Việc nhà rèn luyện cho trẻ em có thái độ sống, có trách nhiệm, không ngại rắc rối, dần dần hình thành một tư duy có thể giải quyết được nhiều thứ cùng một lúc.

Chỉ khi trẻ dọn rác, gấp quần áo, thu dọn bát đĩa, đũa sau bữa ăn…, chúng sẽ dần hình thành thói quen này mỗi ngày. Một khi trở thành thói quen, nó dần dần sẽ được chuyển hóa thành một phương thức tư duy.

Quan sát những gia đình xung quanh, nhiều bậc cha mẹ cũng biết rằng, việc nhà có ý nghĩa to lớn đối với con cái, nhưng họ vẫn quan tâm nhiều hơn đến vấn đề học tập và chưa thực sự chú trọng đến việc rèn luyện thói quen này cho con mình.

Trong nhiều trường hợp, trẻ không phải là lười biếng làm việc nhà mà là khi chúng phát triển tính chủ động chịu trách nhiệm, muốn tự mình làm nhưng cha mẹ lại không cho cơ hội để phát huy, dần dần sự chủ động này chuyển từ mạnh sang yếu.

Về mặt này, cách tiếp cận của Nhật Bản rất đáng học hỏi. Họ không chỉ khuyến khích trẻ hoàn thành công việc nhà trong khả năng của mình mà còn cố gắng tạo cơ hội ở trường để trẻ có cơ hội rèn luyện tính “chịu trách nhiệm và làm việc thiết thực”.

Có một bộ phim tài liệu ngắn siêu nổi tiếng trên Youtube có tên: "Bữa trưa học đường ở Nhật Bản", ghi lại bữa trưa hằng ngày của một trường tiểu học bình thường ở Saitama, Nhật Bản. Thời gian ăn trưa ngắn 45 phút nhưng phản ánh đầy đủ tinh thần trách nhiệm và việc nuôi dạy trẻ em của Nhật Bản.

Theo đó, một cô bé tên là Yui, học sinh lớp 5 tại đây.

Lúc 7:45 sáng, Yui xách cặp đi học, mang theo một túi nhỏ đựng khăn trải bàn, đũa, bàn chải đánh răng, cốc nước, khăn lau. Nhà trường sẽ cung cấp bữa trưa, nhưng những bữa ăn này cần được chuẩn bị bởi trẻ. Các đầu bếp sẽ nấu bữa trưa với những loại rau mà các em trồng trên vườn trường.

Khoai tây để làm khoai tây nghiền được trồng tại trang trại riêng của trường bởi các học sinh lớp 6. Điều này chắc chắn không phải do Nhật Bản thiếu lực lượng lao động. Đây là do chính phủ Nhật Bản khuyến khích các trường thành lập các trang trại, để học sinh tham gia trồng và chăn nuôi.

ĐH Harvard: Những người thành công đều có điểm tương đồng này thời thơ ấu - 2

Trong quá trình thực hành, trẻ cảm nhận được nỗi vất vả của công việc và làm quen với thiên nhiên. Nó cũng nuôi dưỡng lòng yêu mến và lòng biết ơn của trẻ đối với thức ăn.

Việc đầu tiên, chuông reo lúc 12h25, các em lấy bộ đồ ăn ra trải khăn trải bàn trên bàn. Sau đó có một đội bưng bê thức ăn và chính các học sinh tự phân công nhau làm nhiệm vụ.

Những học sinh này sẽ đeo tạp dề trắng, khẩu trang, mũ lưỡi trai. Trước khi lấy đồ ăn, các em sẽ cúi chào cô chủ bếp và cảm ơn: “Chúng em là học sinh lớp 5, cảm ơn cô đã nấu những món ăn ngon”. Sau đó, mọi người cùng nhau làm việc, đẩy, khiêng, mang thức ăn trở lại lớp học.

Sau khi ăn cơm xong trở về lớp, cô chủ nhiệm nói với học sinh: “Năm nay các bạn lớp 6 trồng khoai cho chúng ta. Tháng 3 năm sau đến lượt chúng ta trồng và  tháng 7 sẽ được ăn củ khoai mình trồng!”

Sau bữa trưa, không cần giáo viên nhắc nhở, học sinh sẽ bắt đầu tự sắp xếp. Việc đầu tiên là tháo rời và làm phẳng hộp sữa. Thu dọn hộp sữa của mọi người, sau đó gửi đến chỗ tái chế.

Việc thứ 2 là đánh răng. Giáo viên phụ trách cũng không ngoại lệ, họ vừa là người giám sát vừa là người thực hiện cho học sinh noi theo.

Việc thứ 3 là vệ sinh, không chỉ học sinh trực, tất cả học sinh sẽ chủ động dọn dẹp vệ sinh các khu vực chung bao gồm lớp học, hành lang, nhà vệ sinh, phòng làm việc của giáo viên để mọi người cùng hòa mình vào niềm vui lao động mỗi ngày.

Tất cả điều này được hoàn thành chỉ trong 45 phút ăn trưa. Các em đã tham gia vào toàn bộ quá trình và trau dồi ý thức trách nhiệm, tinh thần hăng say lao động, hợp tác.

Bắt đầu từ khi học mẫu giáo, trẻ em Nhật phải tự sắp xếp cặp sách của mình, dù cặp sách có nặng đến đâu cha mẹ cũng không giúp. Sắp xếp phòng và phân loại rác là thói quen phổ biến của trẻ em. Đôi khi, các bậc cha mẹ sẽ sai để những đứa trẻ 4 hoặc 5 tuổi đến cửa hàng tiện lợi ở tầng dưới một mình để mua sắm nhu yếu phẩm hằng ngày cho gia đình.

Nguồn: [Link nguồn]

6 phương châm dạy con của ”bà mẹ siêu nhân Hàn Quốc” khiến cả thế giới nể phục

Thật hiếm có gia đình nào mà 6 người con đều tốt nghiệp từ những trường đại học hàng đầu thế giới như Harvard,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN