Kỹ năng giao tiếp thời thơ ấu ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của trẻ

Sự kiện: Dạy con

Sống trong xã hội hiện nay, việc hòa đồng, biết cách giao tiếp quan trọng không kém gì năng lực chuyên môn.

Kỹ năng xã hội hay còn được gọi là kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân. Có lẽ nhiều người trưởng thành, khi bước chân vào xã hội, đi làm sẽ hiểu sâu sắc về tầm quan trọng của kỹ năng này.

Trong nhiều trường hợp, có thể học vấn không cao, ngoại hình không đẹp nhưng họ lại có khả năng đối nhân xử thế rất tài tình, điều này cũng quyết định trực tiếp đến sự thành công của một người.

Đồng Đồng năm nay 3 tuổi, cô bé được mọi người trong lớp mầm non rất yêu mến. Đồng Đồng không chỉ đáng yêu mà còn khéo ăn nói. Mỗi khi đến lớp, cô bé đều chào hỏi cô giáo và mọi người xung quanh.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Không giống như những đứa trẻ khác được bố mẹ chiều chuộng, Đồng Đồng rất thoải mái khi chia sẻ đồ chơi với bạn bè. Kể cả khi có bạn khác đến giật đồ chơi của mình, cô bé cũng không khóc mà nói rằng “chúng ta chơi chung với nhau đi”.

Khi những bạn khác gặp vấn đề nào đó, khóc lóc đòi cô giáo bế, Đồng Đồng đều nhanh nhẹn chạy tới trước an ủi các bạn.

Chính vì những biểu hiện như vậy, Đồng Đồng trong lớp được các bạn và giáo viên rất yêu mến. Thậm chí, giáo viên còn không ngớt lời khen ngợi cách giáo dục của mẹ Đồng Đồng.

Những đứa trẻ như Đồng Đồng là mong ước của nhiều bố mẹ. Tính cách của Đồng Đồng cho thấy cô bé đã sớm có những kỹ năng xã hội tốt. Thông thường EQ của những đứa trẻ như thế này rất cao, rất hiểu chuyện, dù tuổi nhỏ nhưng lại rất khéo ăn nói, khiến ai cũng yêu quý.

Bên cạnh đó, Đại học Harvard cũng đã thực hiện một cuộc khảo sát theo dõi hơn 700 trẻ em trong độ tuổi từ 2-5. Kết quả cho thấy, các kỹ năng xã hội trong thời thơ ấu sẽ ảnh hưởng đến thành tích của một người 20 năm sau.

Giáo sư Li Meijin, một chuyên gia nuôi dạy con nổi tiếng ở Trung Quốc cũng từng nói rằng: “Nếu bạn có một mối quan hệ tốt, sẽ có người giúp đỡ bạn trong lúc khó khăn”.

Có câu nói “thêm bạn, bớt thù”, trẻ em cũng vậy. Việc trẻ có thể gặp gỡ, kết bạn, khiến chúng học được nhiều kỹ năng và hòa đồng với mọi người hơn. Khi có kỹ năng xã hội vững vàng, trẻ có thể được bạn bè giúp đỡ trong lúc khó khăn, khiến chúng ngày càng tự tin hơn.

Nhà giáo dục Maria Montessori cho rằng, trẻ sẽ bước vào giai đoạn nhạy cảm với xã hội ở độ tuổi 3 – 6. Trong giai đoạn này, bố mẹ nên nắm bắt và đưa ra những hướng dẫn đúng đắn để cải thiện kỹ năng xã hội cho con mình.

1. Dạy trẻ cách chia sẻ

Kỹ năng giao tiếp thời thơ ấu ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của trẻ - 2

Dù là người lớn hay trẻ em, chẳng ai thích tiếp xúc với một người ích kỷ. Đặc biệt là trẻ em, nếu biết cách chia sẻ, chúng sẽ kết bạn được nhiều hơn. Khi trẻ ở nhà, chúng có thể quen với việc tự chơi, tự ăn. Nhưng khi đi nhà trẻ, chúng buộc phải học cách sống chung với tập thể, chơi đùa với mọi người.

Vì thế, bố mẹ nên kịp thời dạy cho con mình cách chia sẻ bằng cách dẫn con đến nơi có nhiều trẻ em như công viên, mang theo một số đồ chơi và khuyến khích con mình chia sẻ với các bạn khác.

2. Dạy trẻ biết lễ phép

Ngày nay, nhiều đứa trẻ được bố mẹ chiều chuộng nên chúng không coi người khác ra gì. Một đứa trẻ không biết lễ phép như vậy đương nhiên sẽ bị mọi người ghét bỏ và không có bạn chơi cùng.

Bố mẹ cần rèn luyện cho sẽ thói quen lịch sự, lễ phép với người lớn tuổi, biết xin lỗi khi làm sai. Đặc biệt, những từ đơn giản như “cảm ơn”, “xin lỗi”, “xin chào”… có thể giúp trẻ tạo ấn tượng tốt trong mắt mọi người.

Kỹ năng giao tiếp thời thơ ấu ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của trẻ - 3

3. Dạy trẻ chủ động giúp đỡ người khác

Nếu một người thấy người khác gặp khó khăn, có thể đưa tay ra giúp đỡ nhưng lại thờ ơ đứng nhìn, họ sẽ bị đánh giá là người ích kỷ.

Dạy trẻ chủ động giúp đỡ người khác không chỉ dạy trẻ biết cho đi mà còn giúp chúng trở thành một người tử tế.

Bố mẹ có thể giúp đỡ khi con cái cần, để trẻ cảm nhận được cảm giác được giúp đỡ là như thế nào. Khi trẻ dần hiểu được rằng, việc giúp đỡ người khác là điều tốt và khiến bản thân cảm thấy rất vui vẻ.

Cậu bé 7 tuổi đã nấu được 20 món ăn và bài học dành cho bố mẹ, thương con là phải biết buông tay

Yêu thương con cái đúng cách là bố mẹ cần phải biết buông tay và trao cho trẻ nhiều cơ hội để tự lập hơn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo Sohu) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN