Nghiên cứu của Harvard chỉ ra 7 'chìa khoá vàng' của người giàu, biết sớm có thể xoay chuyển càn khôn

Sự kiện: Dạy con
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Một nghiên cứu kéo dài hơn 50 năm của Đại học Harvard, đã phát hiện ra một đặc điểm chung quan trọng giúp người giàu đạt được thành công.

Đại học Harvard từng tiến hành một nghiên cứu nhằm tìm ra mối liên hệ giữa tuổi thơ và thành công.

Các nhà khoa học đã khảo sát 100 doanh nhân khởi nghiệp thành công trong độ tuổi 25-45, bao gồm cách nuôi dạy của cha mẹ và quá trình trưởng thành của họ.

Kết quả cho thấy, 80% số người được hỏi đều chia sẻ những đặc điểm chung dưới đây.

1. Tính độc lập và khả năng tự chăm sóc mạnh mẽ

Theo khảo sát của Harvard, những người này không chỉ có thể giúp đỡ cha mẹ chia sẻ việc nhà, mà còn có khả năng tự chăm sóc bản thân.

Đại học Harvard đã khảo sát một cách đặc biệt những người có khả năng tự chăm sóc bản thân khi còn nhỏ và những người được bố mẹ chăm sóc.

Kết quả cho thấy tỷ lệ có việc làm của những đứa trẻ có khả năng tự chăm sóc bản thân cao gấp 5-10 lần so với những đứa trẻ được bố mẹ chăm lo.

Điều này có nghĩa là những người có khả năng tự chăm sóc bản thân độc lập ngay từ bé sẽ có nhiều khả năng tìm được việc làm cao hơn.

Đồng thời, tinh thần trách nhiệm của những đứa trẻ này cũng được rèn luyện tốt. Khi gặp vấn đề, chúng sẽ không trốn tránh trách nhiệm mà tìm mọi cách để giải quyết.

Cách suy nghĩ này giúp ích rất nhiều cho sự phát triển trong tương lai của trẻ.

Tỷ lệ có việc làm của những đứa trẻ có khả năng tự chăm sóc bản thân cao gấp 5-10 lần so với những đứa trẻ được bố mẹ chăm lo. Ảnh minh họa

Tỷ lệ có việc làm của những đứa trẻ có khả năng tự chăm sóc bản thân cao gấp 5-10 lần so với những đứa trẻ được bố mẹ chăm lo. Ảnh minh họa

2. Lòng tự trọng

Trong cuộc khảo sát của Harvard, phụ huynh của nhiều người thành công cho biết, ngay từ con mình đã có lòng tự trọng rất cao.

Chính vì lòng tự trọng này mà trẻ không ngừng phấn đấu và cạnh tranh để vươn lên.

Nhà tâm lý học người Anh William McDougall từng nhận định: "Lòng tự trọng là sự tự tôn đặc biệt của cảm xúc, mà sự tự tôn này chính là chìa khóa cho ý chí hành động, nó cũng bồi dưỡng đức hạnh".

Lòng tự trọng sẽ giúp trẻ đánh giá được sức mạnh của mình, cũng như ảnh hưởng đến sự tự tin, kỹ năng giao tiếp xã hội, khả năng thể hiện bản thân…

Vì vậy, những đứa trẻ có lòng tự trọng cao sẽ dễ dàng cạnh tranh và thể hiện mình trong xã hội.

3. Được bố mẹ đồng hành trong việc học tập từ sớm

Trong nghiên cứu của Giáo sư, nhà kinh tế học Ronald Ferguson của trường ĐH Harvard cùng nhà báo người Mỹ Tatsha Robertson, việc cha mẹ có thể đóng vai trò "đối tác học tập sớm" có thể giúp trẻ phát triển niềm đam mê học tập suốt đời. Ảnh minh họa

Trong nghiên cứu của Giáo sư, nhà kinh tế học Ronald Ferguson của trường ĐH Harvard cùng nhà báo người Mỹ Tatsha Robertson, việc cha mẹ có thể đóng vai trò "đối tác học tập sớm" có thể giúp trẻ phát triển niềm đam mê học tập suốt đời. Ảnh minh họa

90% bộ não của trẻ đã phát triển hoàn thiện ở độ tuổi lên 5, vì vậy việc học cùng con sớm rất quan trọng đối với trẻ trong độ tuổi từ 0-5.

Ở độ tuổi này tâm trí của con giống như một miếng bọt biển, dễ dàng tiếp thu mọi thông tin.

Cha mẹ cần nắm bắt giai đoạn quan trọng này để khơi dậy cảm hứng học tập trong trẻ, giúp con có hứng thú khám phá thế giới xung quanh và không ngừng tìm tòi, nâng cao kiến thức.

Trong nghiên cứu của Giáo sư, nhà kinh tế học Ronald Ferguson của trường ĐH Harvard cùng nhà báo người Mỹ Tatsha Robertson, việc cha mẹ có thể đóng vai trò "đối tác học tập sớm" có thể giúp trẻ phát triển niềm đam mê học tập suốt đời.

Điều này hỗ trợ rất tốt cho con đường học vấn, sự nghiệp. Cha mẹ cũng cần quan sát để tìm ra sở thích và năng khiếu của con sớm để có định hướng, điều chỉnh phù hợp cho tương lai.

4. Thích suy nghĩ

Qua quan sát, chúng ta có thể thấy rằng thích suy nghĩ là một đặc điểm mà tất cả những người thành công đều có.

Khảo sát qua bài kiểm tra IQ cho thấy những đứa trẻ hay suy nghĩ có điểm IQ trung bình cao hơn 10-20 điểm so với những đứa trẻ không hay tư duy.

Nghiên cứu của Harvard chỉ ra 7 'chìa khoá vàng' của người giàu, biết sớm có thể xoay chuyển càn khôn - 3

Khảo sát qua bài kiểm tra IQ cho thấy những đứa trẻ hay suy nghĩ có điểm IQ trung bình cao hơn 10-20 điểm so với những đứa trẻ không hay tư duy. Ảnh minh họa

5. Tính chủ động

Theo Harvard, những người thành công không có một chút nào lười biếng. Ai cũng rất tích cực phấn đấu, chủ động cố gắng ngay cả khi đã rất thành công.

Từ thuở ấu thơ, những người này đều tự giác thực hiện phần việc của mình, không cần phải đợi cha mẹ thúc giục.

Tính chủ động sẽ khuyến khích trẻ hình thành tinh thần tự giác, ý thức làm việc và cảm giác gắn kết.

Ngoài ra, chúng còn được rèn ba đặc tính quan trọng là kiên nhẫn, can đảm và cẩn thận. Sự kết hợp giữa bên trong và bên ngoài như vậy sẽ giúp cho con trẻ ngày càng thêm ưu tú.

6. Nhiều bạn bè, trí tuệ cảm xúc (EQ) cao

Giáo sư tâm lý học ĐH Harvard, Daniel Gorman, người được mệnh danh là "Cha đẻ của EQ" từng nói: "Thành công = 80% EQ + 20% IQ". Điều này cho thấy tầm quan trọng của trí tuệ cảm xúc.

Mạng lưới quan hệ bạn bè rất quan trọng đối với sự phát triển của một người. Và trí tuệ cảm xúc (EQ) là chất xúc tác giúp thúc đẩy khả năng kết bạn.

Những người thành công trên thực tế đều có trí tuệ cảm xúc siêu cao.

Nếu EQ của con bạn khi còn nhỏ không cao và luôn làm điều gì đó bộc trực, phiền phức, thì bạn phải bồi dưỡng con càng sớm càng tốt, đừng để EQ thấp làm hỏng tương lai của trẻ.

Mạng lưới quan hệ bạn bè rất quan trọng đối với sự phát triển của một người. Và trí tuệ cảm xúc (EQ) là chất xúc tác giúp thúc đẩy khả năng kết bạn. Ảnh minh họa

Mạng lưới quan hệ bạn bè rất quan trọng đối với sự phát triển của một người. Và trí tuệ cảm xúc (EQ) là chất xúc tác giúp thúc đẩy khả năng kết bạn. Ảnh minh họa

7. Ý thức tự kỷ luật

Theo Harvard, tự kỷ luật chính là tự biết giới hạn, điều chỉnh lời nói và cử chỉ của mình để khiến cho bản thân ngày càng tốt đẹp hơn.

Tự kỷ luật là một năng lực nhân cách không thể thiếu, nếu trẻ được rèn từ bé thì cuộc sống thường ngày sau này sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Chẳng hạn, tỷ phú Lý Gia Thành có thói quen xem truyền hình bằng tiếng Anh, xem thôi chưa đủ mà còn học nói theo.

Ông kiên trì học tiếng Anh theo cách này vô cùng đều đặn vì sợ rằng nếu không trau dồi thì chính mình sẽ lạc hậu.

Sau khi kết hôn, người mẹ tốt nghiệp thạc sĩ trở về nước và đã từ bỏ cơ hội học cao hơn vì con. Tuy nhiên, một sai lầm trong cách dạy con đã khiến bà...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tường Vy (t/h) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN