"Bức tường 9 tuổi" quyết định trẻ em có thông minh sau này hay không
Sau 40 năm nghiên cứu, các nhà giáo dục của ĐH Yale đã phát hiện ra giai đoạn trước 9 tuổi có vai trò rất quan trọng để phát triển trí thông minh của một đứa trẻ.
Trung tâm nghiên cứu và phát triển trẻ em tại Đại học Yale đã thực hiện một cuộc khảo sát kéo dài suốt 40 năm về những bước ngoặt trong từng giai đoạn phát triển của trẻ. Họ phát hiện ra “bức tường 9 tuổi” là chìa khóa quan trọng để xác định tiềm năng của một đứa trẻ sau này như thế nào.
"Bức tường 9 tuổi" là gì?
Đây là khái niệm đề cập đến sự phát triển não bộ của những đứa trẻ trước và sau năm 9 tuổi. Nghiên cứu cho thấy não người phát triển nhanh nhất là năm 12 tuổi, nhưng nó đã sớm hoàn thiện trước năm 10 tuổi. Mặc dù trọng lượng não ở trẻ 9 tuổi tăng ít, nhưng cấu trúc tế bào não cùng với các chức năng đã hoàn thiện.
Nhà giáo dục Rudolf Steiner gọi giai đoạn này là “Crossing the Rubicon” (tạm dịch: Vượt sông Rubicon). Đây là thời điểm mà những đặc tính vật lý và tâm lý của trẻ em thay đổi đáng kể, bước cuối cùng để trẻ phát triển tư duy độc lập và bộc lộ tố chất thông minh. Vậy thì chúng ta cần làm gì trong giai đoạn trẻ trước 9 tuổi?
1. Tăng sự tự tin của trẻ
Trước khi một số thói quen xấu trong học tập xuất hiện, cha mẹ cần giúp trẻ không đánh mất sự tự tin sau vài lần thất bại. Nếu trẻ dũng cảm đứng lên một lần nữa, tự tin mình có thể làm tốt hơn lần trước, theo thời gian trẻ sẽ tiến bộ hơn rất nhiều.
2. Phát triển khả năng suy nghĩ độc lập của trẻ
Khi trẻ bước vào cột mốc 6 tuổi, chúng sẽ trở nên quyết đoán hơn và có quan điểm cá nhân rõ ràng về mọi thứ. Tất cả những gì mà cha mẹ làm là để trẻ tự suy nghĩ. Chẳng hạn như trẻ cần hiểu tại sao mình đạt được điểm kém và cần phải nghĩ xem bản thân sẽ cải thiện điều đó như thế nào.
3. Cho trẻ đọc nhiều sách để tăng kiến thức
Khi chưa biết một cái gì đó, tâm lý người lớn thường lo sợ. Điều này cũng tương tự như với trẻ em, chúng cảm thấy sợ vì bản thân còn quá nhỏ chưa trải nghiệm được nhiều điều.
Cha mẹ có thể tác động vào suy nghĩ của trẻ thông qua những bài học từ các câu chuyện trong quá khứ. Mỗi người trong chúng ta thường bị ảnh hưởng với những câu chuyện mình tiếp xúc trong quá trình lớn lên. Chẳng hạn như khi đọc một cuốn sách về các nền văn hóa khác nhau, lịch sử dân tộc… dần dần quan điểm sống của mỗi người sẽ thay đổi và mở rộng ra. Theo thời gian, những bài học giá trị trong mỗi câu chuyện ý nghĩa sẽ là một dạng tích lũy tri thức.
Nếu cha mẹ đọc cho trẻ nghe một câu chuyện mỗi ngày, nghĩa là trẻ sẽ biết được hơn 300 câu chuyện khác mỗi năm. Đọc sách hay đọc truyện không chỉ là kho kiến thức phong phú mà còn là nền tảng để trẻ phát triển kỹ năng nói và viết.
Mặc dù trẻ bày bừa đồ chơi ra nhà hay xới tung mọi thứ trong phòng, bố mẹ khoan la rầy trẻ vì đây chính là biểu hiện...
Nguồn: [Link nguồn]