Nghiên cứu của ĐH Harvard: Trẻ sinh vào những tháng này thường có IQ cao
Mặc dù nghiên cứu này không chính xác tuyệt đối nhưng hoàn toàn có cơ sở khoa học để chúng ta tin vào nó.
Cha mẹ nào cũng mong con mình được thông minh, có IQ cao để giải quyết được nhiều vấn đề, đạt điểm cao trong kỳ thi và có nhiều cơ hội để phát triển. Nhiều người tin rằng, IQ liên quan tới gen di truyền nhưng trên thực tế nó còn liên quan tới nhiều yếu tố khác.
Tháng sinh ảnh hưởng tới IQ của một người như thế nào?
Một số ông bà còn tin rằng, ngày giờ sinh và cung hoàng đạo cũng có liên quan tới trí thông minh của một đứa trẻ. Tuy nhiên, tin đồn này không phải không có cơ sở, một nghiên cứu của Đại học Harvard cách đây không lâu đã chỉ ra rằng, tháng sinh của trẻ thực sự góp phần quyết định chỉ số IQ của chúng.
Để đưa ra kết luận này, các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard đã dành 7 năm để theo dõi hàng chục nghìn trẻ em ở Mỹ.
Sau đó, họ phát hiện ra những đứa trẻ sinh từ tháng 8 đến tháng 1 năm sau nặng hơn 210 gram, cao hơn 0,19 cm so với trẻ sinh từ tháng 2 đến tháng 7.
Mặc dù sự khác biệt này tương đối nhỏ nhưng cũng có thể thấy có sự ảnh hưởng của tháng sinh tới trẻ. Sau khi thực hiện các bài kiểm tra IQ, người ta thấy rằng những đứa trẻ sinh ra từ tháng 8 – tháng 1 cáo chỉ số IQ cao hơn 6 điểm so với trẻ sinh từ tháng 2 – tháng 7. Đặc biệt trong số đó, những đứa trẻ sinh vào tháng 10, 11 và 12 có chỉ số thông minh cao hơn.
Kết quả nghiên cứu này nhanh chóng gây sự chú ý của mọi người. Sau khi điều tra và phân tích, các nhà nghiên cứu cho rằng, sở dĩ có sự khác biệt như vậy là do vạn vật đều có quy luật tăng trưởng riêng.
Trái đất không ngừng quay, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, thực phẩm sẽ khác nhau trong suốt 4 mùa. Môi trường bên ngoài thay đổi liên tục này có thể ảnh hưởng đến chỉ số IQ của trẻ. Tất nhiên, không phải ai cũng đồng ý với lý thuyết này, một số người đưa ra ý kiến phản đối.
Ví dụ, nhà khoa học Einstein sinh ngày 14 tháng 3 và Leonhard Euler sinh ngày 15 tháng 4. Những người này có chỉ số thông minh cao và đạt được nhiều thành tựu, nhưng họ không phải là những người sinh vào mùa đông.
Điều này cũng chứng tỏ tháng sinh có thể tác động một phần nhỏ tới IQ của trẻ chứ không chính xác tuyệt đối. Chỉ số IQ cao hay thấp còn phụ thuộc vào khả năng quan sát và nhận thức của một người trong quá trình trưởng thành, cũng như sự trau dồi khả năng tư duy toàn diện. Một số trẻ có IQ cao bẩm sinh nhưng muốn trở thành người tài năng xuất chúng thì cần phải rèn luyện mỗi ngày.
Nói một cách đơn giản, sự phát triển của chỉ số IQ ở trẻ em trong giai đoạn ấu thơ có khả năng ảnh hưởng đến chúng trong suốt cuộc đời của chúng. Theo các nghiên cứu khoa học, não bộ của trẻ sơ sinh phát triển rất nhanh chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.
Bộ não của trẻ dễ dàng tăng gấp đôi kích thước trong 1 năm và phát triển bằng 80% bộ não của người lớn trong 3 năm.
Nếu nắm bắt thời kỳ phát triển trí não quan trọng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cha mẹ có thể cải thiện được IQ cho con mình, đặt nền tảng vững chắc cho trẻ sau này.
Cha mẹ cần làm gì để hỗ trợ con phát triển IQ?
- Không ngăn cản con khám phá mọi thứ
Nếu cha mẹ muốn con mình đạt được chỉ số IQ cao, đừng hạn chế hành động của trẻ. Trẻ sơ sinh tập bò vào khoảng tháng 7 và tháng 8, thích chạm vào mọi thứ bằng miệng và tay.
Lúc này, hầu hết một số bậc cha mẹ sẽ lo lắng cho sức khỏe của con mình và hạn chế hết mức có thể các hoạt động thường ngày của con mình.
Trên thực tế, đây là cách trẻ khám phá thế giới thông qua xúc giác và vị giác. Các hoạt động thể chất cũng có thể kích thích sự phát triển trí não của chúng. Việc ngăn cản các hoạt động của trẻ sẽ cản trở sự phát triển chỉ số IQ.
- Phát huy trí tưởng tượng
Tầm quan trọng của trí tưởng tượng được công nhận trên toàn thế giới. Việc kích thích trí tưởng tượng của trẻ cũng có thể cải thiện chỉ số IQ một cách hiệu quả.
Trong cuộc sống hằng ngày, cha mẹ có thể khích lệ con mình phát huy trí tưởng tượng, cho phép chúng suy nghĩ vấn đề từ nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, điều này khó khăn hơn đối với các bậc cha mẹ, vì người lớn có những tư duy cố định khiến họ khó chấp nhận với những điều ngây ngô trẻ con nói.
Trí tưởng tượng rất quan trọng đối với nhân loại, nhờ đó có thể sáng tạo ra những thứ không ai ngờ tới. Vì thế, cha mẹ cần để con mình thỏa sức phát huy trí tưởng tượng của mình.
- Phát triển khả năng quan sát
Khi trẻ đã hình thành thế giới quan của riêng mình, có hiểu biết ít nhiều về thế giới, cha mẹ có thể bắt đầu rèn luyện khả năng quan sát của trẻ.
Trau dồi khả năng quan sát có thể cải thiện chỉ số IQ, nó cũng có thể phản ánh mức độ IQ của một đứa trẻ. Khi Charles Darwin tạo ra thuyết tiến hóa sinh học, ông nói rằng lý thuyết này không phải là những gì ông nghĩ, mà là những gì ông quan sát được bằng mắt của mình. Một số lý thuyết khoa học mà chúng ta quen thuộc hiện nay hầu hết dựa trên việc tổng kết kinh nghiệm kết hợp với các quan sát trong thực tế.
Điều quan trọng là khả năng quan sát không phải bẩm sinh mà có, nó được hình thành dần dần trong quá trình rèn luyện.
Điều này có nghĩa là, chỉ cần cha mẹ có ý thức nâng cao khả năng quan sát của con cái, trẻ sẽ có được những năng lực vượt trội hơn người thường, chỉ số IQ sẽ được cải thiện ở một mức độ nhất định.
Trên thực tế, chỉ có một số ít thiên tài có tài năng thực sự và IQ của hầu hết mọi người đều ở mức trung bình. Trong số những người có cùng chỉ số IQ, một số có thể thể hiện tài năng độc đáo của mình, trong khi những người khác rất bình thường. Điều này có thể là do họ may mắn có được những cơ hội phát triển khác nhau trong giai đoạn tăng trưởng.
Những hành vi khôn lỏi này của trẻ tưởng là lợi nhưng hại vô cùng.
Nguồn: [Link nguồn]