Ngành thương mại điện tử có hot, điểm chuẩn ra sao?

Trong những năm trở lại đây, ngành thương mại điện tử tại Việt Nam đang có chiều hướng phát triển tích cực. Đây cũng chính là lý do vì sao càng ngày càng nhiều doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp với xu thế của ngành thương mại điện tử.

Thương mại điện tử (tiếng Anh là Electronic Commerce và được viết tắt thành E-Commerce) là một hình thức kinh doanh đặc biệt với cách thức sử dụng nền tảng công nghệ để hỗ trợ cho kinh doanh. Các giao dịch thanh toán trong kinh doanh thương mại điện tử đều được thực hiện trực tuyến.

Ngành thương mại điện tử đào tạo cử nhân kinh tế có kiến thức về lĩnh vực kinh tế và nền tảng về công nghệ thông tin, có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về thương mại điện tử để tham gia vào nguồn nhân lực chất lượng cao, vững vàng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội trong thời đại mới.

Theo các báo cáo từ năm 2017 đến cuối năm 2022, ngành thương mại điện tử đã trở thành ngành học nhận được nhiều đăng ký của các sĩ tử.

Thương mại điện tử học gì?

Theo học Thương mại điện tử, sinh viên sẽ được học những kiến thức về kinh tế, tổ chức kinh doanh trên mạng Internet, vận dụng thành thạo các công cụ tìm kiếm, khai thác thông tin, mở rộng thị trường kinh doanh, nghiệp vụ kinh doanh cụ thể trong giao dịch ký kết hợp đồng mua bán, khai báo hải quan, thanh toán, vận tải và bảo hiểm hàng hóa… Đặc biệt, các kiến thức về mạng máy tính, an ninh mạng và chữ ký số trong quản trị mạng, bảo mật và bảo toàn thông tin…

Những trường nào đào tạo ngành Thương mại điện tử?

Đại học Kinh tế Quốc dân là ngôi trường “quốc dân” của những lĩnh vực kinh tế. Đây cũng là một trong những địa chỉ đào tạo nhận được lượt đăng ký cao nhất về ngành thương mại điện tử. Đối với ngành học, thí sinh đăng ký tham gia có thể xét tuyển 4 khối, lần lượt là A00, A01, D01, D07. Với điểm chuẩn đầu vào trong những năm vừa qua rơi vào ngưỡng 28,1 thì đây là một con số cao. Phù hợp với những người có kiến thức chắc chắn, thành tích tốt trong những kỳ thi cử. Tuy nhiên, nếu bạn còn đang có nhiều lỗ hổng thì cũng không sao bởi thời gian vẫn đủ để rèn luyện và bổ sung lượng kiến thức còn thiếu.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân mang tới môi trường học tập lành mạnh, có sự giúp đỡ của giảng viên có kinh nghiệm đứng lớp. Đồng thời, người học sẽ được sử dụng các phần mềm học tập hiện đại. Ngoài ra, đây còn là ngôi trường có tấm bằng chất lượng, luôn được các doanh nghiệp săn đón.

So với trường Đại học Kinh tế Quốc dân, lượt đăng ký học ngành thương mại điện tử ở Đại học Thương mại chỉ thấp hơn một chút. Bởi Đại học Thương mại cũng là một trong những địa chỉ uy tín về đào tạo các ngành kinh tế. Điểm chuẩn tại ngôi trường này cũng “dễ thở” hơn chút.

Điểm chuẩn năm 2022, trường Đại học Thương mại ngành cao nhất là 27 điểm, ngành thấp nhất là 25,8 điểm.

Theo đó, ngành Marketing (Marketing thương mại), Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Thương mại điện tử (Quản trị thương mại điện tử) có điểm chuẩn trúng tuyển cao nhất là 27 điểm.

Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh có điểm chuẩn trong năm vừa rồi là 27,4 với bốn khối xét tuyển như phía trên. Tuy nhiên, với mức điểm này ở miền Nam thì vẫn là mức điểm vừa phải. Nhưng cũng không vì thế mà thí sinh tham gia dự tuyển có xu hướng khinh thường, chủ quan. Tham gia học ngành thương mại điện tử ở trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh giúp bạn nhận được tất cả kiến thức về ngành.

Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông ngành Thương mại điện tử cũng lấy điểm cao.

Cụ thể: các ngành khác cũng có ngưỡng đầu vào trên 26 là An toàn thông tin (26,7 điểm), Công nghệ đa phương tiện (26,45), Truyền thông đa phương tiện (26,2), Thương mại điện tử (26,35), Marketing (26,1). Trong số này, hai ngành An toàn thông tin và Công nghệ đa phương tiện tăng nhẹ khoảng 0,2 điểm, còn lại giảm nhưng mức giảm chỉ 0,1-0,3 điểm.

Cơ hội việc làm ngành Thương mại điện tử

Cơ hội việc làm ngành Thương mại điện tử rất cao bởi ngành này được dự báo cần nguồn nhân lực lớn trong tương lai. Với những kiến thức và thế mạnh về xây dựng chiến lược kinh doanh, kỹ năng nghiệp vụ liên quan trong lĩnh vực công nghệ, tin học, ngoại ngữ, sinh viên tốt nghiệp ngành Thương mại điện tử có thể dễ dàng xin việc tại các công ty, tập đoàn trong và ngoài nước. Sau khi ra trường, chúng ta có thể đảm nhận các vị trí công việc sau:

Nhân viên kinh doanh online;

Chuyên viên marketing online;

Chuyên viên quản trị, xây dựng các hệ thống giao dịch thương mại, kinh doanh trực tuyến tại các công ty, doanh nghiệp. Có cơ hội thăng tiến lên vị trí Giám đốc thông tin (CIO), Giám đốc E- Marketing;

Chuyên viên lập dự án, hoạch định chính sách phát triển công nghệ thông tin;

Tư vấn viên cho các công ty tư vấn, đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các dự án công nghệ thông tin liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử hoặc quản trị doanh nghiệp điện tử;

Cán bộ nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin ở các viện, trung tâm, cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành;

Giảng viên ngành Thương mại điện tử tại các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp…

Không nên chọn ngành theo “đám đông”

Vẫn còn tình trạng thí sinh chọn ngành học theo “đám đông”. Đặc biệt, những thông tin sai lệch trên mạng xã hội đang khiến nhiều thí sinh hoang mang, lo lắng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đỗ Hợp ([Tên nguồn])
Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN