Ngành học khốc liệt nhất TQ, mỗi năm chỉ có 1 sinh viên, ra trường được hàng loạt công ty trải thảm mời sẵn
Mặc dù nhu cầu ngành học này vẫn có trong xã hội hiện nay, thậm chí là thiếu hụt nhân lực, thế nhưng nếu không phải là người có đam mê thì khó có thể theo đuổi đến cùng.
Người ta nói rằng kỳ thi tuyển sinh đại học là một bước ngoặt trong cuộc sống của nhiều người. Mặc dù chất lượng trường đại học rất quan trọng, nhưng tác động của chuyên ngành cụ thể đối với cuộc sống sinh viên là rất lớn. Tại Trung Quốc, hầu hết các sinh viên không ưu tiên sở thích cá nhân để chọn ngành học, họ đều chọn ngành dựa trên nhu cầu xã hội hiện nay. Ngành học nào có mức lương cao và dễ tìm việc đều được đông đảo thí sinh lựa chọn. Do đó, suốt 40 năm qua, có một số năm rộ lên cơn sốt ngành kế toán, kỹ thuật dân dụng, công nghệ thông tin… khiến cho sinh viên đổ xô đăng ký học.
Ngành khảo cổ học khan hiếm sinh viên như thế nào?
Mặc dù một số ngành học cực kỳ ít sinh viên nhưng nó vẫn tồn tại vì nhu cầu xã hội vẫn có. Dù rằng ngay cả là trường đại học tốt nhất Trung Quốc như Bắc Kinh, Thanh Hoa cũng khó có thể khiến sinh viên hào hứng đăng ký học. Chuyên ngành này chính là cổ sinh vật học (khảo cổ học).
Ngành học này không quá lạ lẫm với nhiều người, Đại học Bắc Kinh là một trong số ít những trường đại học có chuyên ngành này và vẫn còn giảng dạy. Khảo cổ học giống như một sự kết hợp của ngành lịch sử và sinh học, nhưng lĩnh vực lại được bao phủ khá rộng. Nó cũng có liên quan tới khoa học đời sống, trái đất, môi trường…
Do đặc thù nên ngành học này không cần tuyển nhiều sinh viên. Điều quan trọng là có thể đào tạo ra một người có đam mê, muốn cống hiến cho nền khảo cổ học nước nhà. Do đó, chuyên ngành cổ sinh vật học của Đại học Bắc Kinh chỉ có duy nhất 1 sinh viên trong suốt những năm qua. Thậm chí nó trở thành 1 hiện tượng kỳ lạ khiến không ít người thắc mắc.
Theo thống kê, kể từ khi chuyên ngành khảo cổ học được mở vào năm 2008 tại Đại học Bắc Kinh cho đến năm 2016, chỉ có 6 sinh viên tốt nghiệp trong suốt 8 năm. Điều này cho thấy sự khan hiếm nhân lực trong ngành học này rất cao. Đây cũng là nghề duy nhất ở Trung Quốc chỉ có 1 người mỗi năm.
Triển vọng việc làm sau khi tốt nghiệp của ngành cổ sinh vật học
Theo số liệu do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố năm 2017, mặc dù ngành khảo cổ học không được ưa chuộng nhưng nó được xếp hạng cao trong số những ngành hứa hẹn nhất. Do sự khan hiếm nhân lực nên khi sinh viên tốt nghiệp sẽ được các công ty trải thảm mời sẵn hoặc bị giành giựt rất quyết liệt.
Trên thực tế, vì khảo cổ học là môn học liên quan tới nhiều lĩnh vực nên sinh viên sẽ phải đến bảo tàng, viện địa chất, viện hải dương học… để tìm hiểu và thu thập tài liệu. Sinh viên tốt nghiệp từ ngành này có thể ở lại trường học làm giảng viên, hoặc làm trong các bộ phận liên quan tới tài nguyên và đất đai. Nghề nghiệp rất đa dạng, lương bổng cao, nên không nói quá rằng đây là nghề đầy hứa hẹn ở Trung Quốc.
Ngoài ngành khảo cổ học thì còn một số ngành khác cũng cực kỳ khan hiếm sinh viên như nghành tang lễ, ngành xổ sổ…
Nhờ lời thách đạt 0 điểm trong các bài kiểm tra, ông bố ở Trung Quốc đã giúp con trai đậu vào đại học Harvard và trở...
Nguồn: [Link nguồn]