Nếu trẻ có 3 phẩm chất này, bố mẹ hãy tin ở đâu con cũng sống tốt

Sự kiện: Dạy con

Trước khi quyết định cho con mình đi du học, nhiều bố mẹ lo lắng không biết liệu chúng có thể thích nghi với cuộc sống ở nước ngoài không. Nếu nhận thấy con mình có những phẩm chất sau, bố mẹ hãy yên tâm nhé!

Những cột mốc con cái rời xa vòng tay bố mẹ phổ biến nhất là đi du học hoặc học đại học xa nhà. Đây là thời điểm bố mẹ cảm thấy lo lắng nhất cho con cái, không biết chúng liệu có sống tốt ở nơi đất khách quê người không. Cùng chung nỗi lo này, một người mẹ có 2 cô con gái du học ở Anh đã có những chia sẻ rất chân thành xung quanh vấn đề tự lập của con cái.

Mùa thu năm 2017 có lẽ là thời điểm ý nghĩa nhất trong cuộc đời tôi. 2 cô con gái ở tuổi vị thành niên rời Bắc Kinh đến Boston du học. Đó là một thành phố giáo dục nổi tiếng nhất ở Mỹ, cách xa gia đình đến hàng nghìn km. 2 đứa con của tôi sẽ bắt đầu học tại trường trung học tư thục Gronton.

Vào thời điểm này, có nhiều người bạn đã hỏi tôi rằng, liệu có nên cho con cái đi du học không và khi nào đi thì thích hợp.

Sau đây, bằng những kinh nghiệm của một người mẹ Trung Quốc, tôi muốn chia sẻ những kinh nghiệm, suy nghĩ, ý kiến của mình về việc du học của con cái, hy vọng có thể giúp được một số người.

3 phẩm chất một đứa trẻ cần có trước khi rời xa vòng tay bố mẹ

Trong xã hội toàn cầu hóa này, điều kiện sống của nhiều gia đình được cải thiện. Vì thế, họ quyết định cho con mình đi du học nước ngoài từ những năm cấp 2, cấp 3. Dường như điều này đã trở thành một xu hướng tất yếu trong tương lai gần.

Theo tôi, khi con cái muốn đi du học, rời xa vòng tay của bố mẹ, nếu chúng đáp ứng đủ 3 phẩm chất này, bố mẹ sẽ yên tâm để trẻ tự mình bước ra thế giới.

1. Hiểu rõ bản thân và tự tin

Chỉ khi một người hiểu rõ được bản thân muốn gì, họ mới có thể lên kế hoạch tốt cho tương lai của chính mình. Bạn cần biết rõ mình trước khi tự tin làm bất cứ điều gì.

Khi 2 đứa con của tôi nhập học tại trường Quốc tế Shunyi Bắc Kinh (ISB) vào năm 2012, tiếng Anh giao tiếp của chúng rất yếu. Gia đình tôi lúc đó băn khoăn không biết có nên chuyển trường cho con không. Thế nhưng, đại hội thể dục thể thao của trường 1 tháng sau đó đã xua tan nỗi lo của tôi.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đứa con gái đầu giành giải nhất và giải nhì trong 7 hạng mục môn điền kinh. Đứa con cái thứ 2 cũng đạt được kết quả ấn tượng tương tự trong các cuộc thi sau đó.

ISB là một ngôi trường rất coi trọng thể thao, nhiều bạn học đã tỏ ra ngưỡng mộ 2 đứa con gái của tôi. Lúc đó, bọn trẻ nhận ra rằng, bản thân không cần phải tự ti vì môn tiếng Anh kém, giỏi thể thao cũng có thể được mọi người công nhận.

Kể từ đó, 2 chị em lấy lại được sự tự tin, ngày càng tích cực giao tiếp với các bạn trong. Sau giờ học, chúng tiếp tục phát huy sở trường thể thao và đạt được nhiều thành tích ấn tượng.

Sự tự tin có được nhờ thể thao không chỉ giúp 2 đứa con của tôi có thêm nhiều bạn, quan trọng hơn cả là giúp chúng vượt qua những khó khăn trong học tập và nhanh chóng đứng vào hàng ngũ học sinh giỏi.

Trong một thời gian dài, tôi nghĩ rằng không cần thiết cho con đi du học, ISB là một trường tốt, 2 đứa con có thể ở bên gia đình 4 năm.

Thế nhưng, năm 2016, nhiều bạn trong lớp của con gái chuẩn bị nộp đơn du học nước ngoài, 2 chị em cũng muốn thử sức nhưng nhanh chóng thất bại ở vòng phỏng vấn. Khi đó, bọn trẻ cảm thấy rất thất vọng ở bản thân. Tôi không muốn con mình đi du học nhưng bài phỏng vấn kia tác động tới sự tự tin của bọn trẻ, điều này thực sự không đáng.

Sau đó, tôi quyết định phải giúp con mình cải thiện lại khả năng giao tiếp, phỏng vấn và quan trọng phải lấy lại sự tự tin. Trong kỳ nghỉ hè, tôi và chồng đã nói chuyện với con gái về những ưu và nhược điểm của từng đứa. Chúng tôi đã trao đổi để chúng có thể tự tin hiểu được: “Tôi là ai, tôi muốn làm gì, tại sao tôi phải làm điều này”.

Trong các cuộc phỏng vấn tiếp, bọn trẻ tràn đầy tự tin và không còn quan tâm đến việc mình có trúng tuyển hay không, học trường nào mà nói nhiều hơn về câu chuyện của bản thân với người phỏng vấn. Sự tự tin này mang lại sẽ khiến bản thân hài lòng hơn so với kết quả xét tuyển sau đó.

Chỉ với sự tự tin, bạn mới có thể đánh giá cao những người giỏi hơn mình và kết bạn với họ. Chỉ bằng cách học hỏi từ những người giỏi hơn, bạn mới có thể trở nên tốt hơn.

2. Không sợ thất bại, giữ vững tinh thần vì mục tiêu

Cựu Thủ tướng Vương quốc Anh Winston Churchill từng nói: “Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết”.

Từ quan điểm của sự trưởng thành của con người, đậu vào bất kỳ trường trung học, đại học hay sau đại học nào đều không được coi là sự thành công.

Nếu chúng ta không sợ thất bại trên con đường theo đuổi bất kỳ mục tiêu lớn hay nhỏ, tiếp tục kiên trì làm việc chăm chỉ, ngay cả khi mục tiêu không đạt được, quá trình này càng làm cho chúng ta mạnh mẽ hơn và tiến bộ hơn. Đây là thành công. 

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Từ kinh nghiệm trưởng thành của con gái, tôi đã nghiệm ra rằng thể thao, đặc biệt là các môn thể thao cạnh tranh là cách tốt để giúp trẻ rèn luyện sức khỏe trong nghịch cảnh.

2 cô con gái của tôi đã cố gắng học võ thuật khi còn nhỏ, sau đó chúng chỉ thích quần vợt và đã kiên trì hơn 7 năm. Chúng đã trải qua quá nhiều thất bại trong quá trình tập luyện này. Mỗi thất bại có thể giúp chúng nhận ra điểm yếu và tiếp tục cải thiện.

Nhiều năm tập luyện quần vợt khiến chúng có một tinh thần mạnh mẽ và điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc học và cuộc sống hằng ngày.

Vào tháng 3 năm 2017, tôi nhận được tin 2 con gái của tôi được nhận vào trường Groton. Thế nhưng, phản ứng đầu tiên của tôi lúc đó là e ngại. Một mặt, tôi chưa sẵn sàng cho con mình ra nước ngoài. Mặt khác, những gì tôi nghe được là trường này là trường trung học tư thục hàng đầu ở Mỹ.

Tôi đã thảo luận với các con của mình vào thời điểm đó: “Con đã đã tiến bộ rất nhiều trong quá trình nộp đơn và bhiểu rõ bản thân hơn. Đây là thành công. Nếu con đến Groton, con sẽ không còn nằm trong số những người giỏi nhất như trong ISB nữa, và có khả năng tụt lại phía sau trong lớp”.

Con gái tôi suy nghĩ trong vài phút rồi nói: “Ngay cả khi con bị tụt lại trong lớp thì cũng không sao. Tại ISB, con đã chăm chỉ rất nhiều, từng bước tiến bộ lên để được như ngày hôm nay. Vì vậy, dù khó khăn gì con cũng không sợ”.

Có vẻ như 2 chị em đã chuẩn bị tốt tâm lý tốt hơn tôi nghĩ, nếu một người không sợ thất bại, thì còn điều gì không thể làm được.

3. Sự đồng cảm và hạnh phúc khi giúp đỡ người khác

Nếu trẻ có 3 phẩm chất này, bố mẹ hãy tin ở đâu con cũng sống tốt - 3

Các con gái của tôi rất tích cực trong việc làm từ thiện, thường xuyên tham gia các hoạt động cộng đồng.

Tôi từng nói với con gái mình rằng: “Cuộc sống có thể không công bằng nhưng con có thể lựa cuộc sống theo cách mình muốn. Có rất nhiều đứa trẻ không được đi học vì nghèo khó, vì vậy con cần trân trọng những gì mình có và nghĩ cách giúp đỡ những người kém may mắn hơn mình”.

Sự phát triển của bản thân rất quan trọng nhưng việc giúp đỡ những người khác cùng tiến bộ cũng quan trọng không kém. Việc giúp đỡ người khác có thể khiến bạn cảm nhận được hạnh phúc là gì.

Nguồn: [Link nguồn]

Lấy chú cảnh sát ra hù dọa con cái, cách giáo dục kiểu uy hiếp này hại nhiều hơn lợi

Bởi vì phương pháp đe dọa rất hữu ích, nó thường được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau trong cuộc sống khi...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo Zhihu) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN