Nếu muốn con trở thành người tự giác, cha mẹ cần chú trọng 4 điều này

Sự kiện: Dạy con
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Thời điểm nghỉ hè là lúc phù hợp để cha mẹ rèn lại nề nếp sinh hoạt, thói quen tự giác, ý thức cá nhân.

1. Hiểu được cảm giác an toàn của trẻ

"Tại sao trẻ lại căng thẳng khi đi mẫu giáo?".

"Trẻ sợ tối và không ngủ được phải làm sao?".

Thực ra, cảm giác an toàn của mỗi đứa trẻ đều được xây dựng dựa trên sự "phản hồi kịp thời" của cha mẹ.

Khi trẻ còn rất nhỏ, chúng chỉ có thể đánh giá mình có nhận được đủ tình yêu thương hay không thông qua phản ứng của những người xung quanh. Khi trẻ có đủ sự an toàn, chúng mới có thể làm tốt những điều khác.

Cha mẹ làm tốt những điều này dưới đây, cảm giác an toàn sẽ theo trẻ suốt cuộc đời.

- Nếu trẻ còn nhỏ, hãy cố gắng để người thân trong gia đình chăm sóc, tốt nhất là cha mẹ, không nên thay đổi người chăm sóc thường xuyên.

- Khi giao tiếp với trẻ, cha mẹ hãy chú ý đến ngôn ngữ cơ thể, không nên vừa nói chuyện với con vừa bấm điện thoại, điều này khiến trẻ cảm thấy bị phớt lờ. Trước khi nói “chúc con ngủ ngon”, bạn có thể thêm 1 câu “mẹ yêu con”.

- Nếu trẻ thường xuyên thấy cha mẹ mình bất hoà, chúng sẽ tin rằng thế giới này đầy sự bất an, mọi thứ đều xấu xa. Chỉ khi trẻ cảm thấy an toàn trong chính gia đình mình, chúng mới can đảm bước ra thế giới lớn hơn.

- Cho dù trẻ khóc lóc hay biểu hiện yếu đuối, cha mẹ đừng phớt lờ. Trẻ không thể tự an ủi bản thân, chỉ cần cảm thấy sự bất an thì sẽ khóc và tức giận. Đây là lúc trẻ cần sự an ủi từ cha mẹ nhất.

Nếu muốn con trở thành người tự giác, cha mẹ cần chú trọng 4 điều này - 1

2. Người cha cần dành thời gian cho con nhiều hơn

Những ảnh hưởng của người cha kéo dài suốt tuổi thơ của con cái.

Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, nếu người cha dành nhiều thời gian trò chuyện, đọc sách cùng con, con cái họ ít có vấn đề trong học tập, cũng hiếm khi rơi vào cảm giác nổi loạn ở tuổi thiếu niên.

Dưới sự hướng dẫn của cha, trẻ bắt đầu quan tâm tới thế giới xung quanh, tự tin và thích khám phá thế giới hơn. Người cha có thể làm những điều sau:

- Thường xuyên chơi cùng con để kích thích tiềm năng trí não của con.

- Hầu hết con cái đều gần gũi với mẹ hơn, sự có mặt của người cha sẽ giúp trẻ bớt “bám mẹ”, hình thành nhân cách riêng.

- Người cha hướng dẫn con về các quy tắc, sự uy nghiêm của họ sẽ giúp trẻ hình thành tính cách tự giác và ý thức hơn về bản thân.

3. Kiên nhẫn rèn thói quen tốt

Nuôi dạy con cái đòi hỏi nhiều sự kiên nhẫn của cha mẹ. Sự lo lắng quá mức và sự thức giục sẽ chỉ làm gián đoạn nhịp độ phát triển của trẻ. Cha mẹ thông minh sẽ biết “chậm lại” để phù hợp với sự tiếp thu của con mình.

- Cha mẹ hướng dẫn con lập thời gian biểu, sử dụng đồng hồ báo thức hoặc đồng hồ đeo tay để biết khi nào thì thức dậy, khi nào ăn, khi nào chơi…

- Hãy để con trải nghiệm hậu quả của việc lười biếng và tự gánh lấy trách nhiệm.

- Hướng dẫn con hình thành thói quen gọn gàng, ngăn nắp bằng cách cất đồ vật đã sử dụng vào chỗ cũ.

- Các hướng dẫn của cha mẹ cần rõ ràng, vì trí nhớ và khả năng hiểu biết của trẻ còn hạn chế.

Nếu muốn con trở thành người tự giác, cha mẹ cần chú trọng 4 điều này - 2

4. Để trẻ thoải mái kết bạn

Kết bạn là một điều quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Chúng sẽ học được cách yêu quý bản thân, tôn trọng người khác khi chơi trong một nhóm bạn.

Một số trẻ sẽ gặp phải những trở ngại trong quá trình kết bạn, chẳng hạn như sợ người khác không chơi cùng mình hoặc thỏa hiệp quá mức trong các mối quan hệ. Đây là lúc cha mẹ cần hướng dẫn con mình.

- Nếu trẻ cảm thấy bị đối xử bất công, hãy dạy trẻ cách lựa chọn. Cha mẹ có thể nói với con rằng “con có thể chọn bạn mà chơi, tình bạn là con đường 2 chiều. Người khác có quyền không chơi với con, con cũng có quyền từ chối yêu cầu của người khác”.

- Nếu trẻ không muốn ra ngoài và kết bạn, cần xác định xem trẻ có bị cô lập và trầm cảm hay không.

- Tạo cho con bạn nhiều cơ hội để tham gia vào các hoạt động nhóm. Nếu có thể, hãy mời bạn bè của con đến nhà hoặc khuyến khích con tham dự một bữa tiệc.

Nguồn: [Link nguồn]

Con cái đôi khi có rất nhiều điều muốn nói với cha mẹ nhưng không biết mở lời như thế nào.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo PHƯƠNG HẰNG (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN