Nếu không muốn điện thoại phá hỏng tương lai của con, cha mẹ cần chú ý 5 điều
Điện thoại không có lỗi nếu gây ra những tác hại cho trẻ, nếu biết cách dùng hợp lý, nó sẽ mang lại nhiều lợi ích.
Điện thoại rất tiện dụng nhưng rất dễ gây nghiện cho cả người lớn và trẻ em. Chỉ cần đưa cho trẻ em 1 chiếc điện thoại, chúng sẽ im lặng cả buổi và dán mặt vào màn hình. Bạn sẽ không thể tưởng tượng được mức độ nguy hiểm của việc trẻ em nghiện chơi điện thoại.
Những tác hại của việc cho trẻ dùng điện thoại quá nhiều
1. Cản trở sự phát triển thể chất
Trẻ em thường xuyên dùng điện thoại sẽ nhận 1 lượng lớn bức xạ điện từ, nó không có lợi cho sự tăng trưởng và phát triển, thậm chí còn gây ra nhiều bệnh khác nhau như hen suyễn.
Ngoài ra, trẻ thường xuyên nghịch điện thoại, ít hoạt động nên dễ dẫn đến tình trạng chậm phát triển, chức năng vận động kém, chậm lớn. Khi cầm điện thoại nhiều, các ngón tay bị ảnh hưởng, nếu trẻ hay cúi đầu sẽ gây tổn thương cột sống cổ, dễ dẫn đến biến dạng cột sống.
2. Giảm thị lực
Việc trẻ em sử dụng điện thoại di động thường xuyên có tác động xấu tới thị lực. Số liệu cho thấy những trẻ em chơi điện thoại liên tục trong 20 phút, chớp mắt trung bình 7,67 lần / phút, thị lực giảm đáng kể.
3. Dễ bị tự kỷ và lo lắng
Khi trẻ càng nghiện điện thoại, chúng không thích giao tiếp với mọi người, tính cách ngày càng quái gở, suốt ngày chỉ biết thể hiện mình trên thế giới ảo, lâu ngày sinh ra tính tự kỷ và luôn cảm thấy cô đơn.
Ngoài ra, nghiện điện thoại còn dẫn tới các bệnh tâm thần như chứng khó đọc, phụ thuộc quá nhiều vào Internet, dẫn đến giảm khả năng tập trung, trí nhớ kém, trầm cảm và lo lắng.
4. Kết quả học tập sa sút
Trên thực tế cho thấy, miễn là một học sinh có dùng điện thoại, điểm số của chúng sẽ giảm sút và nảy sinh nhiều vấn đề khác.
Khi có điện thoại, trẻ dễ đắm chìm vào những thứ thú vị trên mạng thay vì tập trung học hành. Trẻ có thể bị ám ảnh bởi các trò chơi, các video ngắn, phim, truyện…
Khi không thể kiểm soát được tần suất dùng điện thoại, trẻ sẽ nghiện và dần say mê vào thế giới ảo kỳ diệu này. Chính vì thế, điểm số của trẻ tụt dốc nhanh chóng, hay mệt mỏi, trốn học hoặc bỏ học.
5. Nảy sinh tâm lý thích so sánh
Ghen tị với bạn bè có điện thoại di động, muốn có được bằng mọi cách sẽ khiến trẻ tiết kiệm tiền mù quáng hoặc ăn trộm tiền.
5 điều cần chú ý nếu cha mẹ có ý định cho con dùng điện thoại
Một khi trẻ đã quen với việc dùng điện thoại nhưng bị cha mẹ đột ngột tịch thu hoặc không cho dùng, chúng sẽ nảy sinh tâm lý phản kháng. Cách làm đúng là cha mẹ đưa ra những quy định phù hợp và có cách hướng dẫn đúng đắn.
1. Thỏa thuận trước
Trước khi trẻ muốn dùng điện thoại, cha mẹ hãy thỏa thuận với con, chẳng hạn như làm xong bài tập, dọn dẹp nhà cửa… Quy định này cần được duy trì liên tục trong 1-2 tuần và cha mẹ có thể điều chỉnh tuỳ theo tình hình.
2. Kiểm soát thời gian sử dụng
Sau khi trẻ được 3 tuổi, bạn có thể chơi với điện thoại di động một cách hợp lý nhưng phải kiểm soát thời gian, mỗi lần 10 phút.
Nếu trẻ muốn xem phim hoạt hình, chỉ nên xem 1 tập một tuần. Vì mỗi tập phim hoạt hình có thể dài từ 15-30 phút hoặc thậm chí lâu hơn.
3. Chọn nội dung xem chất lượng cao
Khi để trẻ sử dụng điện thoại một mình, tốt nhất cha mẹ nên xóa hết các ứng dụng trò chơi, tắt chức năng truy cập mạng, tải phim hoạt hình hoặc các video ca nhạc phù hợp với độ tuổi của trẻ.
4. Chọn thời điểm xem phù hợp
Không để trẻ nghịch điện thoại khi đang ăn hoặc trước khi đi ngủ. Ngoài ra, cố gắng không để trẻ nghịch điện thoại khi chờ xe buýt hoặc đang đi trên đường.
Đừng sử dụng điện thoại di động như một công cụ để xoa dịu trẻ hằng ngày. Cha mẹ nên chơi với con một lúc sau bữa ăn và trong lúc rảnh rỗi.
5. Làm gương cho con cái noi theo
Một số cha mẹ phàn nàn rằng, con họ nghiện chơi điện thoại nhưng họ cũng là một người y như vậy.
Nhiều hành vi của trẻ đang bắt chước người lớn. Vì thế, nếu muốn con cái bớt sử dụng điện thoại, cha mẹ cũng cần phải làm gương, đừng lúc nào cũng cắm mặt vào điện thoại.
Những điều này không chỉ khiến đứa trẻ cảm thấy sợ hãi mà chúng còn chán ghét, giữ khoảng cách với cha mẹ mình hơn.
Nguồn: [Link nguồn]