Nếu không muốn con cái sa ngã vào con đường xấu, cha mẹ cần từ bỏ 2 thói quen này
Nếu thực sự muốn con cái mình sau này không sa vào con đường sai trái, tốt nhất cha mẹ nên bỏ ngay 2 thói quen gây hại này.
Trong xã hội ngày nay, không ít cha mẹ đã dành quá nhiều tâm huyết trong việc nuôi dưỡng con cái. Tuy nhiên, sự chăm sóc quá mức này hoàn toàn không tốt như mọi người vẫn nghĩ.
Cha của Tiểu Bảo luôn coi trọng việc đọc sách của con trai. Lúc nào ông cũng yêu cầu con mình đóng cửa học hành, không để bất kỳ một đứa trẻ nào làm ảnh hưởng tới chuyện học của con trai mình. Ông luôn cố gắng đáp ứng hết mọi yêu cầu của con trai, chỉ để cậu tập trung cho việc học.
Có những đứa trẻ được cha mẹ tạo mọi điều kiện chỉ để học.
Sau một thời gian, Tiểu Bảo hoàn toàn không biết gì cả ngoài việc học. Để đáp ứng ước mơ trở thành thẩm phán của con trai mình, ông không ngần ngại quỳ gối cầu xin người ta cho mình vay tiền cho Tiểu Bảo ăn học.
Khi Tiểu Bảo lên đại học, cậu để người cha già mệt mỏi cả ngày trời, đêm hôm lọ mọ giặt quần áo bẩn của mình dồn lại suốt cả tuần. Lúc ở trường, cậu còn nói dối xin tiền cha mua sách, nhưng lại dùng tiền đó để mua một đôi giày. Cậu không biết rằng để gửi tiền, cha cậu phải ăn cơm trắng với muối vừng. Khi cậu gian lận trong thi cử và sắp bị đuổi học, người cha già đã cầu xin hiệu trưởng cho con trai mình một cơ hội khác.
Kết quả là, Tiểu Bảo đã ăn trộm rồi bỏ trốn và gián tiếp gây ra cái chết bi thảm cho cha mình. Một kết cục thật quá đáng thương.
Cha mẹ cần phải từ bỏ những gì để con cái được phát triển tốt?
Trên thực tế có không ít những cha mẹ như vậy. Họ cực kỳ coi trọng việc học của con cái, luôn quan tâm quá mức, không để trẻ phải đụng tay đụng chân vào bất kỳ chuyện gì. Điều này lâu dần khiến trẻ sinh ra tính kiêu ngạo, nổi loạn, đi chệch hướng so với những gì cha mẹ mong ước.
1. Từ bỏ tính cách bạo lực
Cha mẹ rất yêu thương con cái, nhưng đôi khi, một số từ được nói ra "nhân danh tình yêu thương, thực chất lại là trút bỏ sự bất mãn của họ. Họ nói những điều vô lý, áp đặt ý kiến riêng của bản thân, không quan tâm đến cảm xúc của con mình. Kết quả là gì? Họ không nhận ra những lời nói của mình như một nhát dao sắc nhọn đâm vào tim một đứa trẻ.
Trước đây tại Trung Quốc từng có một trường hợp nói về một học sinh có điểm thấp trong kỳ thi, người mẹ nhìn vào điểm số rồi tức giận mắng nhiếc một cách thô tục. Đứa con đang trong tâm trạng chán nản bỗng suy sụp tinh thần khi bị mẹ mắng như vậy, rồi sau đó nhảy lầu tự tử. Khi thấy con trai nằm bất động trên vũng máu, mẹ gào khóc thảm thiết nhưng mọi việc đã quá muộn.
Những thảm cảnh như vậy năm nào cũng xảy ra sau kỳ thi tuyển sinh đại học kết thúc. Thế nhưng, nhiều phụ huynh vẫn chưa rút ra được bài học, vẫn khiển trách, đổ lỗi cho con cái mình.
Nhiều bậc cha mẹ vẫn nghĩ rằng mình nói như vậy cũng chỉ muốn tốt cho con cái mà thôi. Họ không ngờ lời nói của mình khiến chúng càng tuyệt vọng hơn.
Nhà tâm lý học Trung Quốc, Wu Zhihong từng nói: “Bạo lực bằng lời nói thực sự có thể trở thành vũ khí giết người”.
Đúng vậy, lời nhận xét tàn nhẫn mà cha mẹ đã nói với con mình rất có thể là một vũ khí giết người. Cha mẹ sẽ không ngờ đó có thể là những lời nói cuối cùng trước khi con mình chọn cái chết như một cách giải thoát.
2. Từ bỏ việc kiểm soát với mục đích “tốt cho con”
Tiểu Vương và mẹ có một chuyến du lịch cùng nhau. Cũng lâu rồi mới gặp con trai nên bà mẹ hỏi han rất nhiều về tình trạng hôn nhân của con mình, thậm chí là cả chuyện riêng tư của 2 vợ chồng. Trong suốt chuyến đi chơi, bà luôn lo lắng con mình sẽ bị đói, bị khát, liên tục hỏi “con có muốn uống nước không, có muốn ăn cái này không mẹ lấy cho”
Dù có sự nghiệp thành công, dù đã lấy vợ, sinh con nhưng trong mắt mẹ, Tiểu Vương vẫn là một đứa trẻ cần được chăm sóc chu đáo. Sau đó, vì không thể chịu đựng nổi, Tiểu Vương đã đứng dậy lớn tiếng vào mặt mẹ mình: “Mẹ có thôi đi không. Con không còn là một đứa trẻ nữa".
Một câu nói ấy đã làm người mẹ hoàn toàn vỡ lẽ, bà không thể hiểu tại sao mình lo lắng nhưng nó lại bất mãn đến vậy, không biết ơn khi mẹ chăm sóc chu đáo mà còn lớn tiếng cãi lại.
Đây là chân dung của rất nhiều bà mẹ và con cái ở Trung Quốc. Cha mẹ rất mong con cái biết ơn mình, nhưng con cái lại thấy điều đó thật phiền phức và tìm mọi cách tránh né.
Cha mẹ chỉ cần buông bỏ việc kiểm soát con cái, để chúng được tự lập, có như thế mỗi đứa trẻ mới có thể phát triển tốt hơn được. Một gia đình tốt sẽ giúp đứa trẻ đi vào con đường đúng đắn, và một gia đình tồi sẽ khiến đứa trẻ lạc lối, chẳng đi đến đâu.
Nguồn: [Link nguồn]
Nhà tâm lý học người Mỹ William James cũng đã nói: “Gieo hành động gặt thói quen, gieo thói quen gặt tích cách, gieo tính...