Nếu cha mẹ kiểm soát con 4 điều này, con cái sẽ có tương lai tươi sáng
Trước 6 tuổi là giai đoạn “vàng” trong việc uốn nắn và định hình tính cách của con cái sau này.
Tính cách ảnh hưởng tới thái độ sống và cách hành xử của một đứa trẻ trong tương lai. Theo nghiên cứu của nhà tâm lý học Alfred Adler, từ 0-6 tuổi là giai đoạn then chốt đối với một đứa trẻ. Trước 6 tuổi, tính cách của trẻ cơ bản đã hình thành.
Trong giai đoạn này, nền tảng tính cách của trẻ gần như được thiết lập hoàn toàn. Do đó, cách nuôi dạy, môi trường sống và sự tương tác của cha mẹ tới con cái trong giai đoạn này sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển tính cách của chúng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành tính cách
Sự hình thành tính cách không chỉ là kết quả của di truyền mà còn là do môi trường bên ngoài và cách thức giáo dục của cha mẹ. Quan niệm giáo dục của cha mẹ, môi trường gia đình và cách tương tác giữa các thành viên trong gia đình đều âm thầm định hình những đặc điểm tính cách của trẻ.
- Yếu tố di truyền
Một số đặc điểm tính cách có thể được di truyền từ cha mẹ sang con cái nhưng đây chỉ là yếu tố phụ. Sự nuôi dưỡng và giáo dục sau này đóng vai trò quan trọng hơn trong việc hình thành tính cách của một đứa trẻ.
- Môi trường gia đình
Một môi trường gia đình hòa hợp, yêu thương thường nuôi dưỡng những đứa trẻ có tính cách cởi mở, tích cực. Ngược lại, nếu môi trường gia đình đầy căng thẳng, mâu thuẫn và bất an, tính cách của trẻ có thể biểu hiện sự lo lắng, hướng nội.
- Cách dạy con
Phương pháp giáo dục của cha mẹ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tính cách của trẻ. Cách giáo dục vừa bao dung vừa có nguyên tắc có thể nuôi dưỡng tính tự giác và tự tin ở trẻ, trong khi cách giáo dục quá nghiêm khắc hoặc quá nuông chiều có thể khiến trẻ tự ti hoặc ích kỷ.
Tầm quan trọng của giai đoạn 0-6 tuổi trong việc hình thành tính cách của trẻ
Sự phát triển tính cách của trẻ em có tính giai đoạn, mỗi giai đoạn đều có những nhu cầu tâm lý và biểu hiện riêng, cha mẹ cần căn cứ vào đặc điểm phát triển của con mình để đưa ra hướng dẫn và giúp đỡ phù hợp.
- Trước 1 tuổi rưỡi: Xây dựng mối quan hệ gắn kết
Trước 1 tuổi rưỡi, trẻ chủ yếu thông qua tiếp xúc thân mật với cha mẹ để xây dựng lòng tin vào thế giới. Ở giai đoạn này, cha mẹ cần dành càng nhiều thời gian bên cạnh con càng tốt, mang lại cho chúng đủ sự quan tâm và cảm giác an toàn. Mối quan hệ gắn kết này là nền tảng để trẻ xây dựng các mối quan hệ xã hội tốt đẹp trong tương lai.
- Từ 1 tuổi rưỡi đến 3 tuổi: Nuôi dưỡng ý thức bản thân
Khi trẻ bước vào giai đoạn từ 1 tuổi rưỡi đến 3 tuổi, ý thức bản thân của chúng bắt đầu thức tỉnh. Trẻ ở giai đoạn này thường thể hiện sự chống đối với cha mẹ, ví dụ như thường xuyên nói "không". Đây là biểu hiện của việc trẻ khám phá bản thân và khẳng định sự độc lập. Cha mẹ nên đối mặt với sự "nổi loạn" của trẻ bằng thái độ bao dung, tránh đàn áp quá mức, tránh làm tổn hại lòng tự trọng và sự tự tin của trẻ.
- Từ 3 đến 6 tuổi: Xây dựng nhận thức về giới tính
Trong khoảng thời gian từ 3 đến 6 tuổi, khả năng nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh dần mở rộng, sự tò mò về giới tính cũng bắt đầu hình thành. Cha mẹ cần giáo dục giới tính phù hợp ở giai đoạn này, hướng dẫn trẻ hiểu đúng về sự khác biệt giới tính và tôn trọng sự khác giới.
Giáo sư Lý Mai Cẩn (Trung Quốc) từng nói: "Trước 6 tuổi, sự giáo dục của cha mẹ quý giá như vàng".
Ở giai đoạn này, những lời nói của cha mẹ đối với trẻ chính là "mệnh lệnh", trẻ sẽ không nghi ngờ hay phản bác, đây là giai đoạn dễ quản lý nhất. Vì vậy, việc giáo dục trước 6 tuổi vô cùng quan trọng đối với trẻ, là thời điểm tốt nhất để hình thành tính cách tốt đẹp.
Kiểm soát con 4 điều này, tương lai của con cái sẽ tươi sáng
Để con cái thành công trong tương lai, giáo sư Lý Mai Cẩn đã đưa ra 4 điều mà cha mẹ nên đặc biệt chú ý và quản lý nghiêm khắc con cái trong giai đoạn 0-6 tuổi.
1. Kiểm soát việc trẻ “sợ thất bại”
Mỗi đứa trẻ trong quá trình trưởng thành đều sẽ gặp thất bại, lúc này chúng có thể cảm thấy chán nản thậm chí tránh né thử thách. Cha mẹ cần giúp con hiểu rằng, thất bại là một phần của cuộc sống, là trải nghiệm không thể tránh khỏi trong quá trình trưởng thành.
Hãy cho trẻ hiểu rằng, dũng cảm đối mặt với thất bại và rút ra bài học từ đó quan trọng hơn là sợ thất bại. Thông qua sự hướng dẫn này, trẻ sẽ hình thành nên tính cách mạnh mẽ, không dễ dàng bỏ cuộc, có thể dũng cảm đối mặt với mọi trở ngại trong cuộc sống tương lai.
2. Kiểm soát việc trẻ “cố ý trì hoãn”
Cố ý trì hoãn là thói quen khó thay đổi của nhiều người khi trưởng thành, thói quen này thường bắt nguồn từ những thói quen xấu hình thành từ thời thơ ấu.
Vì vậy, cha mẹ nên rèn luyện cho trẻ thói quen hoàn thành nhiệm vụ đúng giờ từ nhỏ, giúp trẻ nâng cao khả năng quản lý thời gian. Điều này không chỉ giúp trẻ nâng cao hiệu quả làm việc mà còn giúp trẻ giành được lợi thế trong cuộc cạnh tranh trong tương lai.
3. Kiểm soát việc trẻ “đổ lỗi”
Tính trách nhiệm là dấu hiệu của một người trưởng thành, còn hành vi trốn tránh trách nhiệm sẽ cản trở sự hình thành phẩm chất này. Khi trẻ mắc lỗi, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ dám nhận lỗi thay vì tìm cớ đổ lỗi. Cha mẹ có thể để trẻ tham gia vào công việc nhà để rèn luyện ý thức trách nhiệm và tính độc lập của trẻ.
4. Kiểm soát việc trẻ “cố chấp”
Nhiều trẻ ở độ tuổi 3-4 bắt đầu có mục đích rõ ràng, chúng thường dùng cách khóc lóc để đạt được mục đích của mình. Nếu cha mẹ nhượng bộ khi trẻ khóc lóc sẽ khiến chúng càng trở nên ngang ngược.
Cha mẹ cần dứt khoát nói với trẻ rằng, khóc lóc không thể giải quyết vấn đề, dạy trẻ cách bày tỏ nhu cầu một cách hợp lý.
Nguồn: [Link nguồn]
Có một sự thật là trong quá trình giao tiếp với con cái, hầu hết các bậc cha mẹ trên thế giới này đều có những mẫu câu chung. Trong đó có không ít những câu nói trẻ không hề muốn nghe.