Nên chọn ngày nào để khai bút đầu năm mới?
Khai bút đầu xuân không phải là một phong tục bắt buộc với tất cả mọi người nhưng lại là một nét đẹp văn hóa hiếm có và độc đáo của dân tộc Việt Nam.
Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam trong đó, khai bút là là một phong tục đẹp, đầy thú vị, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Theo thời gian, tục khai bút đầu năm đã có nhiều nét đổi thay. Tuy nhiên, dù ở thời đại nào, nó cũng vẫn luôn chiếm vị trí quan trọng trong văn hóa người Việt.
Không gian khi khai bút phải yên tĩnh, người viết phải trang nghiêm, tĩnh tại...
Trao đổi với PV, chuyên gia văn hóa giáo dục Nguyễn Đức Hiển cho biết, khai bút đầu xuân là một trong những truyền thống có từ lâu đời được lưu truyền qua nhiều thế hệ người Việt. Nó trở thành một nét đẹp, một biểu tượng cho tinh thần hiếu học của dân tộc ta.
Với ý nghĩa sâu sắc đó, mỗi người chúng ta nhất là thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên cần phải gìn giữ và phát huy để mỗi độ tết đến xuân về,
Chuyên gia Nguyễn Đức Hiển cho biết, khai bút có ý nghĩa đề cao sự học, vì thế những nét bút đầu tiên của năm mới được hạ xuống cũng là tượng trưng cho sự khởi đầu một sự nghiệp, sự học, sự viết trong năm mới.
Và hơn hết, gửi gắm trong những nét chữ đầu Xuân ấy còn là ước nguyện của người cầm bút về một năm thi cử đỗ đạt, học hành tấn tới, sự nghiệp được hanh thông.
Chuyên gia Nguyễn Đức Hiển cho biết, khai bút đầu xuân không phải là một phong tục bắt buộc với tất cả mọi người nhưng lại là một nét đẹp văn hóa hiếm có và độc đáo của dân tộc Việt Nam.
“Khai bút đầu xuân không nhất thiết phải khai bút vào ngay sau giao thừa, mà có thể chọn một ngày hay một giờ thích hợp nào đó để làm việc này, từ ngày mùng 1 Tết cho đến mùng 5 Tết”, chuyên gia Nguyễn Đức Hiển nói.
Chuyên gia cũng lưu ý, không gian khi khai bút phải yên tĩnh, người viết phải trang nghiêm, tĩnh tại...
Về nội dung của khai bút thường thể hiện ước vọng cho một năm mới, có khi những ước vọng đó được thể hiện qua một bài thơ, khi thì là một câu đối, hoặc chỉ đơn giản là lời chúc cho bản thân, hoặc cho những người thân yêu của mình.
TS.Trần Hữu Sơn, Phó Chủ tịch Hội văn nghệ dân gian Việt Nam cũng cho biết, sau giao thừa, vào những thời khắc đầu tiên của năm mới, mỗi người thường tự chọn cho mình một thời điểm được coi là giờ tốt, giờ đẹp nhất để làm lễ khai bút.
TS.Trần Hữu Sơn, Phó Chủ tịch Hội văn nghệ dân gian Việt Nam.
Tuy nhiên, nhiều người cẩn thận, họ còn đi xem trước ngày giờ tốt để khai bút với hy vọng đón nhiều tài lộc trong năm mới.
Trước đây thường chỉ có những ông đồ, thầy đồ, học sĩ…mới thực hiện nghi thức khai bút. Sau lễ cúng giao thừa, họ sẽ đốt lư trầm bên bàn viết và cầm cây bút thảo những câu đối hay, những chữ có ý nghĩa lên giấy đỏ hoặc giấy hoa tiên.
TS.Trần Hữu Sơn cho biết, theo quan niệm dân gian, những chữ “khai bút đầu xuân” phải do mình tự nghĩ ra, chứ không nên sao chép của người khác. Đó có thể là dòng chữ ghi họ tên, tuổi, quê quán của người cầm bút hoặc một vài câu thơ được sáng tác ngẫu hứng.
Đôi khi, nó cũng chỉ đơn giản là những xúc cảm hay những mong ước tốt đẹp về gia đình, bạn bè, công việc, học hành, thi cử…
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán của học sinh năm nay dù không kéo dài như mọi năm, nhưng cũng khiến không ít phụ huynh phải loay...