'Ném' con ra đường không xu dính túi khi đến tuổi trưởng thành, cách dạy con khắc nghiệt nhưng hiệu quả bất ngờ của một tỉ phú

Sự kiện: Dạy con

Tỷ phú Savji Dholakia chia sẻ, gia tộc Dholakia đã duy trì truyền thống "đẩy con ra đường trải nghiệm" suốt 17 năm qua. Họ phải rời cuộc sống sang chảnh để thử đối mặt với những khó khăn.

Savji Dholakia (61 tuổi), là một trong những tỷ phú kim cương giàu có bậc nhất Ấn Độ. Không chỉ nổi tiếng bởi khối tài sản khổng lồ, ông Dholakia và gia tộc mình (chuyên sản xuất và xuất khẩu kim cương) còn khiến nhiều người ngưỡng mộ bởi cách giáo dục con khác biệt.

Savji Dholakia nổi tiếng với cách dạy con khác biệt

Savji Dholakia nổi tiếng với cách dạy con khác biệt

Năm 2016, cậu con trai Dravya Dholakia, khi đó 21 tuổi, học MBA tại Mỹ trở về nhà trong một kỳ nghỉ. Không để con trai có thời gian nghỉ ngơi lâu, ông đã yêu cầu Dravya phải tới một thành phố lạ, nơi không ai biết cậu là ai, phải tự xin việc, kiếm tiền tồn tại trong vòng một tháng.

"Tôi đã đưa ra 3 điều kiện cho con: Thứ nhất phải tự làm việc kiếm tiền và sau mỗi tuần phải thay đổi công việc. Thứ hai, con không được nói là con tỷ phú, và cuối cùng là không được sử dụng điện thoại di động. Tôi muốn con mình hiểu ý nghĩa cuộc sống, hiểu cách những người nghèo phải đấu tranh thế nào để có được một công việc và có tiền để tồn tại. Không trường đại học nào có thể dạy con những kỹ năng sống này, ngoại trừ những kinh nghiệm thực tế", ngài tỷ phú chia sẻ trên tờ Timesofindia.

Dravya chấp nhận thử thách và quyết định rằng anh sẽ đến một nơi mà anh không quen thuộc với một ngôn ngữ hoàn toàn mới lạ đối với anh ta và tìm công việc ở đấy. Anh quyết định đi tới Kochi (Nhật Bản) nơi người dân không sử dụng hai ngôn ngữ Malayalam và Hindi (ngôn ngữ quen thuộc đối với anh).

"Trong 5 ngày tôi không có một công việc hay một chỗ ở tử tế nào. Sau khi bị từ chối công việc từ 60 chỗ khác nhau, tôi đã rất căng thẳng, tôi hiểu được tầm quan trọng của công việc tại đây chỉ sau vài ngày", anh nói. 

Công việc đầu tiên của Dravya Dholakia là làm trong cửa hàng bánh mỳ tại Cheranelloor. Sau đó, Dravya làm tại một trung tâm giải đáp cuộc gọi, cửa hàng giầy và thậm chí cả cửa hàng McDonalds trong thành phố, lĩnh 4000 rupee.

Cậu con trai tỷ phú Dravya đã phải tìm nhiều việc để tự trang trải cuộc sống trong một tháng. Ảnh: Timesofindia.

Cậu con trai tỷ phú Dravya đã phải tìm nhiều việc để tự trang trải cuộc sống trong một tháng. Ảnh: Timesofindia.

"Tôi chưa bao giờ lo lắng về tiền bạc và giờ tôi đang chật vật để kiếm một bữa ăn giá 40 rupee. Tôi cần khoảng 250 rupee mỗi ngày để trả tiền thuê phòng trọ", Dravya nhớ lại.

"Đó là một cơ hội để các thành viên trong gia đình học cách hiểu về giá trị của đồng tiền và chúng tôi quyết định sẽ có thử thách một tháng sống trong khó khăn cho các thành viên trẻ tuổi" - anh nói.

Tỷ phú Savji Dholakia từng chia sẻ rằng gia tộc Dholakia đã duy trì truyền thống "đẩy con ra đường trải nghiệm" suốt 17 năm qua. Nhiều chàng trai trong gia đình đều phải rời cuộc sống sang chảnh để thử đối mặt với những khó khăn, tự tìm việc và kiếm tiền trong một khoảng thời gian.

Người đầu tiên trong gia tộc có trải nghiệm này là Pintu Tulsi Bhai Dholakia (31 tuổi). Anh đến làm việc tại bang Kerala với vị trí nhân viên phục vụ một quán cà phê. Hiện Pintu là Giám đốc điều hành của công ty gia đình.

Năm 2017, đến lượt Hitarth Dholakia bị đẩy ra đường. Khi anh vừa hoàn thành bằng Cử nhân Quản trị Kinh doanh (BBA) tại một trường đại học danh tiếng ở New York (Mỹ) ở tuổi 23, đã bị yêu cầu phải rời nhà đến Hyderabad - một nơi anh chưa từng tới và cũng không sành tiếng bản địa với số tiền vỏn vẹn 500 Rs (gần 200 ngàn đồng) trong túi.

'Ném' con ra đường không xu dính túi khi đến tuổi trưởng thành, cách dạy con khắc nghiệt nhưng hiệu quả bất ngờ của một tỉ phú - 3

Cậu ấm Hitarth Dholakia phải làm các công việc chân tay vất vả nhất

Cậu ấm Hitarth Dholakia phải làm các công việc chân tay vất vả nhất

Anh chàng rich kid cũng không quen biết ai ở đây và phải một thân một mình tự sinh tồn giữa thành phố xa lạ. 

"Tôi không biết thành phố này ở đâu, thuộc vùng nào của đất nước, ngôn ngữ và văn hóa ở đó như thế nào. Tôi rất sợ nhưng tự tin. Chỉ với 500 rupee trong túi và không có điện thoại di động hay bất cứ thứ gì khác, tôi đã đến được Hyderabad và bắt đầu cuộc sống mới của mình. Tôi là một thanh niên được đào tạo tại Hoa Kỳ với bằng phi công tư nhân và người có chứng chỉ GIA Diamond Grading, nhưng không có gì hữu ích cho tôi ở Hyderabad. Ngay sau đó, tôi bắt đầu tìm việc vì không có tiền. May mắn thay, tôi đã tìm được một nhà nghỉ ở Secunderbad với giá 100 rupee (khoảng 28 ngàn đồng). Tôi ở chung phòng với 17 người ở đó. Bây giờ nhiệm vụ tiếp theo của tôi là tìm một công việc cho mình. Sau 3 ngày vật lộn, tôi đã nhận được một công việc tại một công ty thực phẩm đa quốc gia, được trả lương 4.000 rupee. Tôi đã làm việc ở đó trong 5 ngày và nghỉ việc", cậu ấm kể lại.

Hitarth cho biết anh "đủ may mắn" khi sau đó tiếp tục tìm được công việc trong một xưởng sản xuất bảng viết. Anh ấy lại làm việc trong 5 ngày và kiếm được 1500 rupee, thay đổi 4 công việc trong 4 tuần và tổng cộng kiếm được 5000 rupee (1,4 triệu đồng) vào cuối tháng. Việc phải vật lộn lao động chân tay để kiếm chiếc bánh mì không từng bữa khiến rich kid vô cùng chật vật. Thế nhưng cuối cùng, anh đã vượt qua được thử thách và nhận về được bài học vô giá.

Hitarth đã vượt qua được thử thách và nhận về được bài học vô giá.

Hitarth đã vượt qua được thử thách và nhận về được bài học vô giá.

Trò chuyện trên tờ India Today, em gái của Hitarth là Krupali cho biết: "Tôi đã rất sốc khi chúng tôi đến Hyderabad và đến nơi anh trai mình sống và làm việc. Đó là những công việc và hoàn cảnh sống khắc nghiệt. Nhưng tôi tự hào về anh và gia đình mình - những người đang muốn duy trì nền móng vững chắc và giữ gìn sự tôn trọng đối với con người và tiền bạc".

Cũng trong năm đó, Dhruv Dholakia, một người anh em khác, khi đó 18 tuổi, cũng đã tới miền Nam Ấn Độ trong một tuần để thử trải qua cảm giác sống như một người bình thường.

Dhruv vào một cửa hàng cà phê để xin việc nhưng bị từ chối vì đã đủ người. Sau đó, anh chàng vẫn nỗ lực xin và cuối cùng được làm nhân viên phục vụ ở đó một tuần. Dhruv xin nghỉ với lý do gia đình có việc, và trở lại quán vào 5 ngày sau. Khi đó, anh chàng mới tiết lộ gia thế thật là thành viên trẻ nhất của tập đoàn sản xuất kim cương hàng đầu thế giới SRK.

Dhruv (áo đỏ) thử cảm giác làm việc trong một quán cà phê trong một tuần. Ảnh: Timesofindia.

Dhruv (áo đỏ) thử cảm giác làm việc trong một quán cà phê trong một tuần. Ảnh: Timesofindia.

Nói về cách dạy con đặc biệt của mình, ông trùm kim cương cho biết lý do rất đơn giản. Những lý thuyết suông dù ai cũng biết nhưng để thực sự chiêm nghiệm và ngẫm ra bài học, cách sống cũng như biết khiêm tốn, các con ông phải thực sự trải qua cái nghèo, cái đói. Đặc biệt, những người như con cái ông vốn không hề "biết nghèo" sẽ có tầm nhìn hạn hẹp về thế giới, không biết cuộc sống thật ngoài kia với đại đa số mọi người là như thế nào. Để có thể trở thành một con người toàn diện, chứ không chỉ giàu có thì khả năng đồng cảm với người khác và biết được muôn mặt của đời sống rất quan trọng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tường Vy ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN