Nan giải trong đào tạo lại giáo viên

Sáng 10/4, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng, làm trưởng đoàn tiếp tục có buổi làm việc với Trường ĐH Sư phạm TP.HCM về việc thực hiện chính sách, pháp luật đảm bảo chất lượng và chương trình SGK giáo dục phổ thông.

Nhìn nhận về chương trình SGK hiện nay, PGS-TS Ngô Kim Hồng, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm TP.HCM, đánh giá: Chương trình SGK phổ thông hiện đảm bảo tính hệ thống, toàn diện, chú trọng vận dụng những thành tựu mới của khoa học… Tuy nhiên, chương trình còn nặng về trang bị kiến thức hàn lâm, nhiều nội dung chưa thiết thực, chưa gắn với thực tế...

Về vấn đề năng lực giáo viên, PGS-TS Ngô Kim Hồng cho biết hiện khối ngành sư phạm mất cân đối trong đào tạo và sử dụng. Trước tình hình thiếu giáo viên THPT hiện nay, các cơ sở tuyển dụng giáo viên từ nhiều nguồn khác nhau với tiêu chuẩn có bằng ĐH và giấy chứng nhận đã qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm mà không cần phải tốt nghiệp tại trường sư phạm. Vì vậy dẫn đến chất lượng giáo dục ở bậc phổ thông yếu kém.

Nan giải trong đào tạo lại giáo viên - 1

Khối ngành sư phạm đang mất cân đối trong đào tạo và sử dụng (Ảnh minh họa)

Theo PGS-TS Ngô Kim Hồng, cần phải có một đội ngũ giáo viên mới, được đào tạo bài bản theo lộ trình để phục vụ công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông, giáo viên phổ thông cũ hiện nay phải được bồi dưỡng liên tục, thường xuyên. Đồng thời phải có quy định bắt buộc, sau 3-5 năm mà không đạt được chứng chỉ (chứng nhận) nghiệp vụ sư phạm về đổi mới nghề nghiệp thì không đủ năng lực đứng lớp.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quốc Việt (Pháp luật TP.HCM)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN