Năm 2023 bạo lực học đường phức tạp, năm học mới Bộ GD&ĐT yêu cầu trường học quyết liệt phòng chống

Sự kiện: Giáo dục
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Tính đến tháng 11/2023 cả nước đã có 699 vụ bạo lực học đường với hơn 2.000 học sinh tham gia đánh nhau. Trước thềm năm học mới, Bộ GD&ĐT yêu cầu cơ sở giáo dục chú trọng công tác tư vấn tâm lý học sinh, xây dựng quy trình rà soát, phát hiện nguy cơ có ảnh hưởng tiêu cực đến học sinh đồng thời phòng chống bạo lực học đường.

Bộ GD&ĐT vừa có hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục chính trị và công tác học sinh sinh viên trước năm học 2024-2025.

Trong đó yêu cầu các trường học tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống gắn với việc xây dựng và phát huy hệ giá trị văn hóa con người Việt Nam; tăng cường công tác tư vấn học đường, tư vấn hướng nghiệp; tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục học sinh, sinh viên.

Tính đến tháng 11/2023 cả nước đã có 699 vụ bạo lực học đường với hơn 2.000 học sinh tham gia đánh nhau.

Tính đến tháng 11/2023 cả nước đã có 699 vụ bạo lực học đường với hơn 2.000 học sinh tham gia đánh nhau.

Tổ chức các hoạt động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tuyên truyền nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, học sinh, sinh viên tích cực tham gia Cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên dương, vinh danh các tấm gương tiêu biểu trong rèn luyện và học tập, hành động cao đẹp, gương người tốt việc tốt.

Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu các nhà trường tổ chức nghi thức chào cờ Tổ quốc và hát Quốc ca đầu tuần tại các cơ sở giáo dục; thực hiện học tập 5 điều Bác Hồ dạy đối với thiếu niên, nhi đồng.

Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và kịp thời xử lý những vấn đề khó khăn, bức xúc trong học sinh, sinh viên và chủ động phát hiện nhằm phối hợp với cơ quan công an, chính quyền địa phương và các cơ quan xử lý các vấn đề phức tạp. Không để học sinh, sinh viên bị dụ dỗ, lôi kéo tham gia các hội, nhóm, tổ chức tôn giáo hoạt động trái pháp luật và gây rối an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Đối với công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, xây dựng văn hóa học đường, Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo trường học đẩy mạnh triển khai xây dựng văn hoá học đường; xây dựng văn hóa trường học gắn với uy tín và thương hiệu của nhà trường; xây dựng các hệ giá trị văn hóa, đạo đức cốt lõi là chuẩn mực để nhà giáo, học sinh, sinh viên làm mục tiêu phấn đấu.

Tăng cường công tác tư vấn học đường, đặc biệt chú trọng công tác tư vấn tâm lý; xây dựng quy trình rà soát, phát hiện nguy cơ có ảnh hưởng tiêu cực đến học sinh; có kế hoạch phòng ngừa hiệu quả đối với các vấn đề phức tạp của học sinh, hạn chế việc học sinh rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.

Phát động phong trào học tiếng Anh cho học sinh, sinh viên ở các nhà trường; xây dựng và phát triển môi trường học và sử dụng tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.

Tổ chức tổng kết Chương trình phối hợp giữa ngành Giáo dục với T.Ư Đoàn giai đoạn 2020 - 2025; sơ kết 3 năm thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam trong ngành Giáo dục.

Các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm quy định về phòng, chống bạo lực học đường, xâm hại trẻ em trong cơ sở giáo dục; tích cực tham gia Cuộc thi “Sáng kiến phòng chống bạo lực học đường và phòng ngừa lao động trẻ em trái pháp luật”…

Năm 2023, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn từng cho biết, đến đầu tháng 11 cả nước xảy ra 699 vụ bạo lực học đường, liên quan đến 2.016 học sinh, trong số đó có 854 học sinh nữ.

Ngày 26/8, Ban giám hiệu Trường THPT Thanh Miện 3 (huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương) cho biết, nhà trường đang tổ chức gặp gỡ phụ huynh để xác minh, làm rõ thông tin nữ sinh lớp 11 bị bạn đánh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà Linh ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN