Năm 2020, có bao nhiêu chỉ tiêu cho thí sinh vào đại học?
Năm 2020, tổng chỉ tiêu xét tuyển đại học khoảng trên 500.000 chỉ tiêu.
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, điểm mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 là Bộ giao trách nhiệm cho các địa phương tổ chức thi. Theo nhiệm vụ được phân công, các địa phương chịu trách nhiệm trực tiếp vào các khâu tổ chức trong quá trình thi tại địa phương.
Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT có trách nhiệm chung về chỉ đạo kỳ thi, trong đó trực tiếp chỉ đạo các khâu chủ chốt của kỳ thi như ra quy chế thi; ra đề thi; quản lý phần mềm chấm thi; thanh tra, kiểm tra; tập huấn kỳ thi…
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ.
“Về phía Bộ GD&ĐT, chúng tôi đã xây dựng “bản đồ tầm soát” các vấn đề có thể xảy ra trong kỳ thi để kỳ thi diễn ra trung thực, khoa học và công bằng; đảm bảo mục tiêu xét tốt nghiệp phổ thông, là căn cứ tin cậy cho công tác tuyển sinh”, người đứng đầu ngành Giáo dục nêu.
Tổng chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2020 đạt khoảng 500.000 chỉ tiêu, tăng khoảng 10% so với năm 2019.
Số lượng trường top trên có mức độ cạnh tranh cao chiếm gần 10%. Trong khi đó, đề thi đảm bảo sự phân hóa phù hợp cho các cơ sở giáo dục ĐH thực hiện công tác tuyển sinh ổn định như năm 2019.
Liên quan đến công tác ôn thi, ông Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết, Bộ GD&ĐT chỉ đạo các trường tổ chức ôn tập phổ rộng kiến thức theo hướng toàn diện cho học sinh.
Đặc biệt, các trường đánh giá học lực của học sinh trong năm học 2019-2020 đảm bảo sự công bằng, trung thực khi thực hiện đối sánh kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông với kết quả học bạ.
Được biết, đến nay, hầu hết các cơ sở giáo dục đại học có đề án tuyển sinh, trong đó chủ yếu sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT làm cơ sở tuyển sinh. Một số cơ sở giáo dục đại học kết hợp kết quả kỳ thi và xét tuyển học bạ cùng một số phương thức khác.
Trước lo lắng của thí sinh về kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2020, lãnh đạo ngành GD&ĐT khuyên thí sinh yên tâm tham gia kỳ thi năm 2020. Với kết quả thi tốt của các thí sinh cùng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng trong công tác tuyển sinh của các trường, cánh cửa và cơ hội xét tuyển ĐH rộng mở với tất cả các học sinh.
Về một số trường hợp có điểm thi cao nhưng trượt xét tuyển vào nhóm trường top trên, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT khuyến nghị, các thí sinh nên đăng ký nhiều nguyện vọng; sau đó căn cứ vào điểm thi đã biết, tận dụng cơ hội điều chỉnh 1 lần để lựa chọn các ngành, các trường phù hợp.
Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ, kỳ thi năm nay tiếp tục tinh thần “học gì, thi nấy”, kiểm tra kiến thức toàn diện, tránh học tủ, học lệch, đảm bảo trung thực, có sự đối sánh kết quả thi THPT với học bạ.
Kỳ thi năm nay nhiều điểm mới, đặc biệt không tổ chức cho giảng viên đại học về tham gia coi thi tại địa phương (những năm trước có khoảng 50.000 cán bộ, giảng viên được huy động).
Từ kinh nghiệm những năm trước, Bộ GD&ĐT hoàn thiện thêm một số điểm mới trong các khâu tổ chức kỳ thi tại địa phương liên quan đến in sao đề thi, trông thi, sắp xếp phòng thi, đánh số báo danh, chấm thi…
Về việc sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 để xét tuyển đại học, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc cho biết, sau khi Bộ công bố đề mẫu, đa phần các trường đại học vẫn sử dụng kết quả kỳ thi để xét tuyển bởi đề thi vẫn bảo đảm độ phân hoá nhất định. Một số trường kết hợp với xét học bạ và một số phương thức khác.
Nguồn: [Link nguồn]
Bộ GD&ĐT cho biết, sẽ nhắc nhở các trường điều chỉnh rút kinh nghiệm để không để tiếp diễn tình trạng này.