Muốn nuôi dạy một đứa trẻ có IQ và EQ cao, cha mẹ cần chú ý 3 điều này

Sự kiện: Dạy con

Việc cha mẹ giao tiếp với con cái rất quan trọng nhưng cũng cần phải biết cách nói chuyện để đạt được hiệu quả cao nhất.

An An (Trung Quốc) vốn là người không giỏi ăn nói. Thế nhưng từ lúc sinh con, mọi chuyện đã thay đổi, cô ép mình phải nói nhiều lên vì con. Lý do của việc này là cô muốn trí não của con mình được phát triển toàn diện.

Vào một ngày nọ, Tiểu Long, bạn của An An tới nhà cô chơi. Người này thấy An An lúc nào cũng tương tác với con mình, chỉ cần con thức là cô sẽ trò chuyện, cười đùa, chơi với con. Điều này khiến đứa trẻ rất thích thú, cười đùa suốt cả buổi mà không quấy khóc.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Sau đó, Tiểu Long hỏi An An rằng: “Đứa bé còn nhỏ như vậy, còn chưa có ý thức nhiều, cậu nói nhiều như vậy liệu nó có hiểu gì cậu nói không”.

“Dù thằng bé không hiểu mình nói gì, những lời nói vụt qua như cơn gió nhưng mình tin rằng, nó sẽ tác động vào sâu thẳm tiềm thức não bộ của con. Chỉ cần mỗi ngày mình không ngừng nói chuyện cùng với con, chắc chắn não bộ của con sẽ phát triển tốt”, An An đáp lại.

Đúng như những gì An An tin tưởng, trong ngày đầu tiên đi học mẫu giáo, con trai cô đã được cô giáo khen ngợi vì phản ứng nhanh, hoạt bát, nhanh nhẹn, khả năng thích ứng cao hơn những đứa trẻ khác.

Một số chuyên gia cho rằng, khả năng suy nghĩ và phản ứng của trẻ là do ảnh hưởng của các yếu tố xung quanh. Điều này có nghĩa là, nếu cha mẹ kể cho trẻ nghe về các sự việc trong ngày từ khi còn nhỏ, não bộ của trẻ cũng sẽ suy nghĩ về những gì đã xảy ra.

Vào năm 2018, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Mỹ từng thực hiện một cuộc thử nghiệm về vấn đề có liên quan tới điều này. Nghiên cứu cho thấy nếu trẻ sơ sinh liên tục được nghe cha mẹ nói, vùng ngôn ngữ của chúng sẽ hoạt động tốt hơn.

Muốn nuôi dạy một đứa trẻ có IQ và EQ cao, cha mẹ cần chú ý 3 điều này - 2

Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng, cha mẹ nói chuyện với trẻ thường xuyên khi chúng còn nhỏ sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển não bộ. Đồng thời, nó cải thiện khả năng biểu đạt ngôn ngữ và khả năng phản ứng của trẻ. Điều này tốt cho cả IQ và EQ của trẻ sau này.

Theo một nghiên cứu năm 2021 của MIT, những em bé thường xuyên nghe thấy giọng nói của mẹ, chúng có sự phát triển ổn định hơn và mức độ tập trung cũng tốt hơn.

Nghiên cứu này cũng áp dụng cho những em bé mới được vài tháng tuổi. Vì vậy, các bậc cha mẹ không nên nghĩ con mình không hiểu lời mình nói mà không chịu nói chuyện với con.

Một giáo sư đã từng chỉ ra vấn đề này, ông cho rằng trẻ từ 0 đến 3 tuổi, việc trau dồi tình cảm là điều quan trọng nhất. Một người mẹ thông thái sẽ biết tận dụng thời gian này để nói những lời yêu thương, cười vui, nuôi dưỡng tâm hồn đứa trẻ bằng chính tình yêu thương của mình. Từ đó, trẻ sẽ trở thành một người thông minh, lạc quan, vui vẻ, hoạt bát và có EQ cao.

3 điều cha mẹ cần chú ý khi giao tiếp với con

Nếu muốn não bộ của trẻ phát triển, trò chuyện thôi là chưa đủ. Giai đoạn trẻ từ 0 đến 3 tuổi là lúc não bộ của trẻ phát triển nhanh, khả năng hấp thu mạnh mẽ. Vì thế, cha mẹ cần tận dụng thời gian vàng này để cải thiện não bộ cho con mình. Tuy nhiên, trong quá trình giao tiếp, cha mẹ cần chú ý 3 điều dưới đây.

Muốn nuôi dạy một đứa trẻ có IQ và EQ cao, cha mẹ cần chú ý 3 điều này - 3

 1. Nói chuyện một cách nhất quán cùng một chủ đề

Khi trẻ đang tỉnh táo, vui vẻ, cha mẹ có thể trò chuyện với trẻ lúc này, nói về những thứ đang xảy ra. Chẳng hạn như đang ăn thì cha mẹ nên nói về những thứ trẻ ăn, khi đang chơi đùa thì nói về các trò chơi, đừng nên nói xen kẽ chuyện này sang chuyện khác.

2. Giao tiếp bằng mắt khi nói chuyện

Có một thí nghiệm do Viện thần kinh ở Mỹ tiến hành cho thấy, nếu một em bé tiếp xúc bằng mắt nhiều với người lớn, sóng não sẽ chuyển biến rất nhanh. Điều này có nghĩa là việc giao tiếp bằng mắt sẽ có tác dụng rất tốt đối với não bộ của trẻ.

Vì vậy, cha mẹ hãy chú ý đến ánh mắt khi trò chuyện và kể chuyện cho trẻ nghe.

3. Mỉm cười khi nói chuyện

Trẻ từ 0 đến 3 tuổi là giai đoạn tế bào não phát triển nhanh, não bộ của trẻ hoàn thiện tới 80% chỉ trong vòng 3 năm. Vì vậy, khi nói chuyện với trẻ, cha mẹ cần biểu cảm để trẻ có thể tiếp nhận, từ đó đưa ra các phản ứng tích cực.

Nụ cười rạng rỡ, tâm trạng tươi vui của người mẹ cũng biểu đạt tình yêu dành cho con mình và trẻ sẽ cảm nhận được điều đó. Tất cả những điều này đều kích thích các tế bào não và giúp não bộ trẻ phát triển.

Nguồn: [Link nguồn]

Giúp con trẻ vượt qua nỗi sợ mang tên “phòng vệ bằng xúc giác”

Trẻ nhạy cảm quá mức thậm chí phản ứng dữ với những va chạm bình thường trong cuộc sống là một loại bệnh lý mang tên “phòng vệ bằng xúc giác”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo PHAN HẰNG (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN