Muốn con tự giác trong mọi thứ, cha mẹ chỉ cần làm duy nhất điều này
Mặc dù điều này nghe rất đơn giản nhưng vì quá yêu thương con, lo lắng cho con mà nhiều cha mẹ không thể làm được.
Khi nuôi dạy con cái, điều mà mọi cha mẹ luôn mong chờ đó chính là con mình có thể tự lập sớm, biết tự giác làm mọi thứ. Đây là ước mơ của nhiều cha mẹ nhưng nó không phải quá xa vời để có thể đạt được, trên thực tế chỉ cần biết cách giáo dục là cha mẹ sẽ nhàn tênh khi nuôi dạy con.
Chen Heqin, một chuyên gia giáo dục trẻ em ở Trung Quốc cho biết: “Bất kỳ điều gì trẻ có thể làm thì hãy để chúng tự làm, cha mẹ đừng làm thay”.
Một ngày nào đó con cái sẽ lớn và có cuộc sống riêng, cha mẹ không thể theo con cả đời nên chúng cần học cách sống tự lập. Vì vậy, khi con đến một độ tuổi nhất định và có thể làm được một số việc, cha mẹ hãy mạnh dạn buông tay. Chỉ có cha mẹ dám buông tay mới có thể nuôi dạy những đứa trẻ tự lập.
Ảnh minh họa.
Cha mẹ dám buông tay mới là người thực sự yêu con
Có một bộ phim hoạt hình với tựa đề “Em bé khổng lồ” ở Trung Quốc từng gây tiếng vang lớn trong cộng đồng. Phim kể về câu chuyện của một cặp vợ chồng trung niên có một cậu con trai và cực kỳ yêu thương con mình.
Người cha chịu trách nhiệm kiếm tiền, người mẹ chăm sóc con toàn thời gian. Mỗi buổi sáng, người mẹ giúp con trai mặc quần áo. Bữa nào mẹ cũng bón từng thìa cơm, còn cậu con trai chỉ biết cúi đầu nghịch điện thoại. Có vẻ như việc ăn uống là việc của mẹ và cậu chỉ hợp tác với mẹ.
Cậu con trai đang chơi game, người mẹ ngồi bên cạnh cẩn thận cạo râu cho con mình. Cậu con trai nhìn thấy một chiếc máy chơi game thú vị trên TV, người mẹ mua ngay mà không nói một lời nào.
Ngày qua ngày tưởng chừng như gia đình này rất yên ấm nhưng vào một ngày nọ, người cha qua đời trong một vụ tai nạn xe hơi, người mẹ vừa phải kiếm tiền vừa phải chăm sóc con trai, cuộc sống trở nên khó khăn vô cùng.
Dù vậy, người mẹ cũng không làm giảm chất lượng cuộc sống của người con trai. Người con trai chưa bao giờ cảm thấy bị ảnh hưởng của việc cha mình qua đời, cũng không thấy xót thương trước những khó khăn của mẹ, dù lớn rồi nhưng vẫn để mẹ đút cơm và mặc quần áo cho.
Sau này, người mẹ già đi, không còn kiếm được tiền nên chỉ biết bán đồ đạc trang trải cuộc sống. Lúc này người mẹ không còn đủ khả năng đáp ứng những yêu cầu của con trai.
Một lần, cậu con trai xem một trò chơi VR trên TV, người mẹ không đủ tiền mua nhưng vẫn đưa cho cậu con trai số tiền ít ỏi mình vừa có được. Cậu con trai mua được món đồ mình thích nên rất vui vẻ. Cậu cảm thấy đói nên tức giận đẩy người mẹ té xuống đất. Kể từ đó, người mẹ không bao giờ đứng dậy nữa.
Cậu con trai phải tự đi tìm thức ăn nhưng nhà bếp trống trơn, tủ lạnh cũng vậy.
Khi đó, người con trai mới nhận ra nếu không có mẹ, anh sẽ chẳng biết gì. Cuối cùng, anh chọn quay trở về bụng mẹ.
Bộ phim kết thúc tại đây nhưng để lại bao suy tư trong lòng các bận làm cha mẹ. Họ trăn trở một câu hỏi: Con cái là niềm hy vọng và tương lai của cha mẹ nhưng làm sao để yêu thương đúng cách?
Trên thực tế cũng có rất nhiều người mẹ giống như trong bộ phim hoạt hình trên. Nhiều đứa trẻ 3,4 tuổi nhưng cha mẹ vẫn sợ con mình ngã, lúc nào cũng đi theo con mình. Nhiều cha mẹ lo lắng con mình sẽ bị bắt nạt khi chơi với các bạn khác nên luôn can thiệp vào, lâu dần đứa trẻ không thể hoà nhập với tập thể.
Cha mẹ thường viện lý do “con nó còn nhỏ, có biết gì đâu, mình làm thế là vì muốn tốt cho nó”. Có thể tạm thời trẻ còn nhỏ nên cần cha mẹ bảo vệ nhưng đến một ngày con lớn, cha mẹ vẫn không dám buông tay, trẻ không bao giờ có cơ hội để thử mọi thử.
Vì vậy, cha mẹ dám buông tay đúng lúc mới là người thực sự yêu con.
Trẻ tự lập có khả năng sinh tồn tốt hơn
Khi đại bàng mẹ xây tổ, nó sẽ lót gai ở đáy tổ, sau đó phủ cỏ mềm lên trên. Khi đại bàng con lớn hơn một chút, đại bàng mẹ sẽ từng chút mang đi những ngọn cỏ mềm.
Để không bị gai đâm, đại bàng con chỉ có thể từng bước lui về phía mép tổ. Cho đến một ngày, trong tổ không còn chỗ đứng, đại bàng con không thể rút lui nên đã học cách bay.
Đại bàng nên thuộc về bầu trời xanh, còn đứa trẻ nên thuộc về chính mình. Trẻ cần bước ra xã hội để đối mặt những khó khăn trong cuộc sống và tự gánh vác mọi thứ.
Thẩm phán Yang Yinhang (Trung Quốc) từng nói: “Con tôi không có tài sản thừa kế, tôi chỉ giáo dục cho chúng biết cách để tự lập”.
Trẻ tự lập có thể sống độc lập và suy nghĩ độc lập. Nếu một thế hệ thứ 2 giàu có mà không tự lực cánh sinh, bất kể bao nhiêu tài sản thừa kế mà cha mẹ để lại cũng sẽ tiêu hết vào một ngày nào đó.
Và nếu một người tự lực cánh sinh, cho dù cha mẹ không có nhiều tài sản, họ vẫn có thể đạt được thành công bằng nỗ lực của chính mình.
Cha mẹ buông tay để trẻ tự lựa chọn và suy nghĩ độc lập
Trách nhiệm quá mức của cha mẹ là một sự cản trở. Trên con đường trưởng thành của một đứa trẻ nhất định phải có gập ghềnh, không nên quá suôn sẻ, có những con đường chúng buộc phải tự đi.
Cha mẹ quá bảo bọc con sẽ đi ngược lại với quy luật phát triển tự nhiên của con cái, khiến trẻ mất đi cơ hội được tự lập.
Cha mẹ nên làm gì để con mình có thể tự lập?
- Tôn trọng sự lựa chọn và tin vào khả năng của trẻ
Con cô Hoàng (Trung Quốc) vào lớp 1 được 2 tháng thì đòi tự đi bộ về. Cô Hoàng hỏi con: “Tại sao con phải tự đi bộ về, các bạn khác đều được bố mẹ đưa đón cơ mà”.
Cậu bé đáp: “Con lớn rồi, con muốn tự về nhà. Con hứa sẽ chú ý an toàn khi đi”.
Thấy con có vẻ cương quyết nên cô Hoàng đồng ý. Những ngày đầu, cô không thực sự buông tay cho đến khi thấy con chắc chắn có thể tự đi bộ về nhà một mình an toàn.
Trong giai đoạn này, cô Hoàng đã bí mật quan sát. Cô thế con mình mỗi lần về nhà đều theo một lộ trình cố định, nếu có bạn cùng lớp đi cùng thì nó sẽ đi cùng các bạn. Cậu bé cũng biết đi trên lề đường, không đi dưới lòng đường, biết tránh xe, biết chấp hành đèn giao thông.
Hóa ra trẻ con thông minh hơn chúng ta tưởng, chúng có thể tự mình giải quyết vấn đề.
Vì vậy, khi trẻ có chính kiến riêng, cha mẹ phải học cách tôn trọng sự lựa chọn của trẻ, đồng thời phải tin tưởng vào khả năng của trẻ. Có thể kinh nghiệm của trẻ chưa phong phú như người lớn, tư duy còn thiếu sót nhưng nó không quan trọng. Chỉ cần trẻ sẵn sàng cố gắng, cha mẹ có thể đáp ứng mong muốn của trẻ trong giới hạn an toàn.
- Cho phép trẻ phạm sai lầm
Ai lớn lên mà chẳng mắc nhiều sai lầm. Là cha mẹ, chúng ta thường muốn truyền kinh nghiệm lại con cái để giúp chúng phần nào tránh mắc phải sai lầm.
Thế nhưng, khi trẻ còn nhỏ, chúng có quyền được thử và sai. Vì vậy, cha mẹ hãy buông tay và cho phép con mình được phạm sai lầm. Chỉ những gì trẻ trải qua mới giúp chúng có được những bài học quý giá.
Nguồn: [Link nguồn]
Sự thân thiết quá mức giữa mẹ với con trai gây ra hậu quả cực tai hại, những người mẹ nên đặc biệt chú ý.