Muốn con không lề mề khi học, cha mẹ phải áp dụng 4 quy luật này, hiệu quả ngay lập tức

Sự kiện: Dạy con

Cha mẹ sẽ không cần phải liên tục thúc giục con cái nhờ vào 4 quy luật này, có thể áp dụng trong học tập và trong cuộc sống hằng ngày của trẻ.

1. Đừng thúc giục

Dần dần, cha mẹ sẽ nhận thấy rằng, việc thúc giục con cái làm gì đó sẽ không bao giờ khiến trẻ nhanh nhẹn hơn, thậm chí còn khiến trẻ nảy sinh tính nổi loạn.

Khi cha mẹ thúc giục con mình làm nhanh hơn, từ việc buộc dây giày, đến việc ăn uống, học hành, trẻ có xu hướng phớt lờ và chậm chạp. Thực ra, đây là cách một đứa trẻ tỏ ý phản kháng lại những gì cha mẹ nói. Trẻ không thể hiện sự tức giận của mình trực tiếp mà cố tình trì hoãn không làm theo những gì cha mẹ nói.

Muốn con không lề mề khi học, cha mẹ phải áp dụng 4 quy luật này, hiệu quả ngay lập tức - 1

Điều này cũng giống như tâm lý “vượt quá giới hạn hiệu ứng”. Khi trẻ bị kích thích bởi thế giới bên ngoài quá nhiều và quá lâu, chúng có xu hướng trở nên nóng nảy hoặc nổi loạn. Thậm chí, điều này sẽ rơi vào một vòng lặp vô hạn: “Thúc giục – không cử động – lại thúc giục – bắt đầu làm từ từ - thúc giục tiếp – càng không muốn cử động”.

Vậy nên, cha mẹ càng thúc giục, trẻ càng cảm thấy phiền phức và cố tình làm chậm để khiến cha mẹ tức giận. Thay vì liên tục thúc giục và cằn nhằn con cái, cha mẹ nên để trẻ tự làm tự chịu, có như thế chúng mới nhận thấy việc mình hay trì hoãn mang lại tác hại như thế nào.

2. Đặt ra các mục tiêu

Trong cuộc sống, không khó để bắt gặp cảnh cha mẹ ngồi bày con học tới tận khuya vẫn chưa xong. Mặc dù những bài tập về nhà này không quá khó nhưng trẻ không chú tâm làm, cứ trì hoãn, không tập trung khiến cho việc học kéo dài lâu đến vậy.

Điều này có thể thấy rằng, sự trì hoãn của trẻ có liên quan tới mục tiêu không rõ ràng. Để giải quyết vấn đề này, cha mẹ cần phân chia bài tập của trẻ ra từng mục tiêu nhỏ.

Muốn con không lề mề khi học, cha mẹ phải áp dụng 4 quy luật này, hiệu quả ngay lập tức - 2

Trước tiên, cha mẹ cần chia nhỏ bài tập về nhà, sau đó ước tính thời gian cần thiết để trẻ làm. Với mỗi mục tiêu trước mắt, trẻ sẽ biết mình phải làm gì.

Ví dụ: 30 phút học tiếng Anh, thư giãn 10 phút, rồi tiếp tục học những môn khác. Và cứ thế, khi trẻ hoàn thành mỗi mục tiêu ngắn hạn, cha mẹ đưa ra các phản hồi kịp thời. Điều này không chỉ giúp loại bỏ căng thẳng và áp lực khi phải hoàn thành tất cả bài tập về nhà cùng một lúc, mà còn dành thời gian cho trẻ thư giãn, điều chỉnh trạng thái và bắt đầu học tiếp.

Khi trẻ hoàn thành được các mục tiêu nhỏ, chúng sẽ có cảm giác mình chiến thắng và có thêm sự tự tin.

3. Giảm độ khó của nhiệm vụ và giảm gánh nặng tâm lý

Đừng đánh giá một cách mù quáng rằng, đứa trẻ hay trì hoãn là do nhác học. Điều này rất có thể liên quan đến độ khó của bài tập về nhà.

Có một hiệu ứng gọi là Zeigarnik nói về những ám ảnh khi chưa hoàn thành một việc nào đó. Mọi người thường chú tâm về những thứ chưa được hoàn thành hơn là những việc đã làm xong.

Điều này có nghĩa là, nếu có một bài toán trẻ chưa làm được vì quá khó, nó sẽ khiến trẻ đứng ngồi không yên và không thể bỏ qua. Giống như không giải trọn vẹn bài toán này sẽ khiến trẻ luôn có một sự bực bội thường trực trong tâm trí.

Muốn con không lề mề khi học, cha mẹ phải áp dụng 4 quy luật này, hiệu quả ngay lập tức - 3

Để giải quyết tình trạng này, cha mẹ có thể làm như sau:

Ví dụ, trong tất cả các loại bài tập về nhà, nếu trẻ học thuộc từ vựng tiếng Anh nhanh, hãy để trẻ học tiếng Anh trước. Sau khi hoàn thành 1 hoặc 2 bài tập đơn giản, trẻ rõ ràng sẽ cảm thấy hoàn thành được việc, không còn căng thẳng nhiều như lúc ban đầu nữa. Khi có tâm trạng thoải mái, trẻ sẽ tiếp tục bắt tay vào những môn khó hơn.

4. Để trẻ tự gánh lấy hậu quả

Có một người mẹ dù bận bịu công việc đến đâu, tối về vẫn phải tất bật bày con học. Cô giám sát từng li từng tí việc làm bài tập về nhà của bọn trẻ mỗi ngày. Thế nhưng, những đứa con của cô lúc nào cũng trì hoãn, điểm luôn đứng cuối lớp.

Muốn con không lề mề khi học, cha mẹ phải áp dụng 4 quy luật này, hiệu quả ngay lập tức - 4

Đến một ngày, cô nhắc con mình “con nợ 3 bài tập toán, 2 bài tập tiếng anh, nếu không làm trong hôm nay, con sẽ nợ nhiều hơn nữa”.

Chẳng có gì sai khi cha mẹ nhắc nhở con mình như vậy. Nhưng cách làm và giọng điệu của người mẹ sẽ khiến đứa trẻ cảm thấy bài tập về nhà là của giáo viên, không phải của mình.

Hơn nữa, trẻ cũng sẽ nghĩ: “Con làm xong hay không xong bây giờ cũng không quan trọng, dù sao có mẹ thúc giục nên con chẳng sợ”.

Tuy nhiên, sau đó người mẹ nghe lời khuyên của một người bạn và quyết tâm thay đổi cách giáo dục của mình.

Có một lần, khi đã đến giờ đi ngủ, bọn trẻ vẫn đang say mê chơi lego, không chịu làm bài tập về nhà. Cô chỉ nhắc nhở đúng 1 lần “đến giờ đi ngủ rồi con”, sau đó quay trở về phòng mình.

Ngày hôm sau, con trai của cô bị giáo viên phê bình nặng nề vì không làm bài tập. Sau đó, việc đầu tiên khi về nhà của cậu bé là làm bài, không dám chơi nữa.

Đi học cũng vậy, cô sẽ nói trước với con mình là “7 giờ nếu con chưa chuẩn bị xong thì mẹ sẽ không chở đi, lúc đó chỉ có thể đi bộ tới trường, trễ ráng mà chịu”. Con trai cô nghe xong chẳng có động tĩnh gì, cô cũng chẳng nói thêm, lẳng lặng dắt xe ra cổng rồi nói “mẹ đi làm đây”. Hôm đó, con trai cô đến trường muộn, bị phạt nên rất sợ. Kể từ hôm đó trở đi, cô không còn phải thúc giục con mình nữa.

Việc để trẻ tự gánh lấy hậu quả của mình là cách để chúng rút ra kinh nghiệm và bài học cho bản thân. Bằng cách này, trẻ sẽ ngày càng tự lập và không đợi cha mẹ nhắc nhở nữa.

5 điều trẻ làm khi rảnh rỗi quyết định tương lai có thành công hay không

Không phải điểm số quyết định tương lai của trẻ mà là những điều chúng làm khi rảnh rỗi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo 163) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN