Muốn con chăm chỉ hãy thực hành theo lời khuyên sau
Không có bậc phụ huynh nào muốn con mình trở thành một kẻ lười biếng. Nhưng để trẻ em biết yêu thích lao động là một công việc vô cùng khó khăn. Phải làm sao để khuyến khích trẻ trở nên chăm chỉ, có ý thức về lòng tự trọng, đạt được mục tiêu và có cơ hội tìm kiếm thành công cao hơn?
Theo Laura Dabney, một nhà trị liệu tâm lý có uy tín chia sẻ: “chìa khóa chính là xây dựng được sự yêu thích của trẻ trong quá trình làm việc cũng như khiến chúng cảm thấy tự hào về quá trình đó”. Dưới đây, là những điều giúp cha mẹ định hướng con thành những đứa trẻ chăm chỉ.
Phàn nàn về công việc ít nhất có thể
Theo Tiến sĩ Dabney, mặc dù bạn cho rằng đang ở không gian an toàn nhất là ở nhà nhưng cũng đừng bao giờ phàn nàn, càu nhàu, chê bai con cái cho dù trẻ có thể làm sai cách, không được như ý của bạn. Nếu muốn trẻ yêu thích công việc cần tạo cho trẻ cảm giác thú vị và thỏa mãn, điều này rất quan trọng vì nó kích thích sự say mê khi lao động của trẻ .
Để con tự hoàn thành công việc của mình
Đừng lao vào giúp đỡ khi một đứa trẻ đang cố gắng lau dọn căn bếp hoặc vật lộn với một bài tập thủ công. Hãy để con có được trải nghiệm với sự hài lòng và hạnh phúc khi vượt qua được khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Công việc của bạn là khích lệ, động viên và khen ngợi con đã hoàn thành tốt.
Tôn trọng tính cách và sở thích của trẻ em
Các bậc phụ huynh nên cởi mở và tôn trọng con bởi trẻ có thể sẽ có những sở thích, tài năng và sự thông minh khác hẳn bạn. Trẻ có thể hoàn toàn làm tốt các bài tập về nhà như bài tập toán, bài tiểu luận hoặc tham gia dự án truyền thông của khu phố mà không cần sự trợ giúp của bạn. Tương tự như vậy hãy để trẻ tự loay hoay với đống xếp hình, hay tô màu theo ý của trẻ. Các bậc phụ huynh nên hạn chế yêu cầu trẻ làm theo ý mình.
Giúp đỡ đúng cách
Nên để trẻ tự hoàn thành công việc được giao không có nghĩa là chúng bị bỏ lại một mình mà không được hỗ trợ. Công việc của các bậc phụ huynh là trợ giúp những khi cảm thấy cần thiết nhất hoặc những khi được trẻ yêu cầu. Đôi khi, nhận thấy trẻ làm việc quá sức mà không nghỉ ngơi có thể làm tổn hại đến sức khỏe, tinh thần, cảm xúc và thể chất đây chính là lúc cha mẹ vào cuộc với những lời động viên, khích lệ, an ủi và có thể chỉ cho trẻ một chút đầu mối để bé tự tìm ra cách giải quyết khó khăn.
Cần hiều rằng đó là một quá trình
Đừng quá lo lắng nếu cảm thấy con không có kiên nhẫn hay chăm chỉ, cần phải hiểu rằng đó là cả một quá trình lâu dài. Đừng chỉ vì lúc 8 tuổi bé từ chối không quét nhà mà lo lắng con sẽ bị thất nghiệp khi 25 tuổi. Hãy bình tĩnh và thư giãn, nuôi dạy con cái là một thế giới cho và nhận. Nếu đứa trẻ không thích quét nhà vào lúc đó hãy đổi sang việc lau bát đĩa cho con, hoặc lau bàn, dọn rác…Hãy khiến cho các nhiệm vụ luôn mới mẻ và trong quá trình thực hiện nhiều công việc hơn, các nhiệm vụ phức tạp sẽ dần trở nên dễ dàng hơn.
Có nhiều cách hữu hiệu để ngăn chặn trẻ nói lắp. Việc điều trị càng bắt đầu sớm thì càng tốt. Khi đó tật nói...