Muốn cải thiện trí nhớ cho con, cha mẹ đừng bỏ qua 4 khung giờ vàng để học
Ở những khung thời gian đặc biệt này, não bộ hoạt động tốt nhất, thích hợp để trẻ cải thiện trí nhớ cho mình.
Lin Lin (Trung Quốc) sẽ vào lớp 1 vào năm tới. Để con trai có thể nhanh chóng thích nghi với cuộc sống ở trường tiểu học, mẹ cậu đã cho cậu học trước Toán và tiếng Anh. Vì người mẹ bận rộn nên chỉ có thời gian rảnh để kèm con vào buổi trưa và sau bữa tối.
Sau một thời gian, người mẹ nhận thấy con trai mình có trí nhớ kém, thường quên rất nhanh những gì mẹ dạy. Tuy nhiên, bố của cậu bé cho rằng, không phải do cậu ngốc nghếch mà do không nắm bắt được thời gian tốt nhất để não bộ ghi nhớ.
Mẹ của Lin Lin cảm thấy bối rối, làm sao cô có thể dạy con mình nhiều và nên dạy vào thời gian nào mới là tốt nhất. Bố của cậu bé cho rằng, trẻ em có trí nhớ tốt nhất vào 4 thời điểm trong ngày. Nếu muốn cải thiện trí nhớ cho trẻ, giúp chúng học hỏi nhanh, nên chọn khoảng thời gian não bộ ghi nhớ được nhiều nhất.
Dưới đây là 4 khung thời gian tốt nhất để cải thiện trí nhớ cho trẻ:
1. Từ 6 giờ đến 7 giờ sáng
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra thời gian sáng sớm là lúc tốt nhất để não bộ có thể ghi nhớ nhiều thông tin. Việc tự học vào buổi sáng mang lại hiệu quả cao hơn các thời gian khác trong ngày.
Sau một đêm dài nghỉ ngơi, chất độc trong cơ thể đã được đào thải ra ngoài, lúc này não bộ hoạt động mạnh mẽ nhất. Não bộ giống như được làm mới hoàn toàn, các thông tin vụn vặt được dọn dẹp sạch sẽ, thích hợp để cho trẻ học từ mới và các nội dung mới mẻ.
2. Từ 8 giờ đến 10 giờ sáng
Thông thường, mọi người ăn sáng trong khung giờ từ 7h30 tới 8h30. Lúc này, sau một đêm nghỉ ngơi, cơ thể sẽ rất sảng khoái, từ 8 – 10 giờ là lúc cơ thể nhiều năng lượng nhất và đây cũng là thời điểm nhà trường sắp xếp một số môn học quan trọng.
Việc học trong trạng thái tốt nhất, tư duy hoạt động, trí nhớ tốt, đương nhiên nhiên việc tiếp thu bài vở của trẻ cũng sẽ hiệu quả cao hơn hẳn.
Trẻ có tư duy chủ động, logic rõ ràng và trí nhớ tốt trong khoảng thời gian từ 8 giờ đến 10 giờ sáng, cha mẹ nên nắm bắt thời gian này để cho trẻ học Toán, tiếng Anh và học thuộc các bài thơ.
3. Từ 6 giờ đến 8 giờ tối
Khổng Tử từng nói: “Xem lại cái cũ mới biết được cái mới”, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ôn lại kiến thức. Trẻ thường kết thúc một ngày học hành từ 4h30 tới 5h chiều. Sau khoảng thời gian này, trẻ thường mệt mỏi nên chỉ muốn vui chơi cho thoải mái đầu óc.
Từ 6h đến 8h tối, não bộ của trẻ đã được thư giãn, tinh thần phấn chấn nên rất thích hợp để trẻ làm bài tập, củng cố lại kiến thức đã học trong ngày, giúp tiếp thu kiến thức mới tốt hơn.
4. 1 – 2 tiếng trước khi ngủ
Nhiều cha mẹ có thói quen kể chuyện cho con cái nghe trước khi ngủ để vun đắp mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, đồng thời giúp con có một giấc ngủ ngon. Thế nhưng, nhiều khi đến giờ đi ngủ nhưng trẻ không buồn ngủ mà còn tỏ ra hào hứng. Nếu cha mẹ bận rộn công việc cả ngày, không có thời gian đồng hành cùng con, cần phải nắm bắt thời gian này.
Trước khi đi ngủ từ 1 đến 2 tiếng, não bộ dễ dàng ghi nhớ hết những gì học được, vì thế thích hợp để trẻ học kiến thức mới hoặc xem trước bài vở của ngày hôm sau, có như vậy sang ngày mai trẻ sẽ nhớ lâu những gì mình đã học.
Sự giáo dục của gia đình tác động rất lớn tới con cái. Nếu may mắn có cha mẹ tốt, con cái sẽ phát triển rất nhanh và đạt được nhiều thành tựu sau này.
Nguồn: [Link nguồn]