Một đứa trẻ tự tin thường không thể tách rời những điều nhỏ nhặt cha mẹ hay làm này
Sự tự tin của một đứa trẻ rất quan trọng trong tương lai, vì vậy cha mẹ cần sớm xây dựng tính cách này cho con mình.
Có bao giờ bạn tự hỏi, sự tự tin của một đứa trẻ bắt nguồn từ đâu chưa. Trên thực tế, hầu hết đều xuất phát từ cuộc sống thường ngày của trẻ. Nếu một đứa trẻ sống trong cảnh bị đòn roi ngay từ nhỏ, chúng sẽ cảm thấy thất vọng và dễ bị tổn thương. Còn khi một đứa trẻ luôn được thúc đẩy và tôn trọng, chúng sẽ từ từ hình thành sự tự tin, lúc nào cũng vui vẻ yêu đời.
Vậy thì, làm thế nào cha mẹ có thể xây dựng sự tự tin cho con mình.
Ảnh: hugkum
1. Để trẻ chủ động thừa nhận lỗi lầm của mình
Thông thường, cha mẹ sẽ lớn tiếng trách mắng trẻ khi chúng làm sai điều gì đó. Lúc này, trẻ có thể sẽ sợ hãi, nhưng khi lớn lên chúng sẽ dần nổi loạn. Vì thế, khi trẻ làm sai điều gì đó, cha mẹ đừng vội gắt gỏng, trách mắng, mà thay vào đó là giáo dục trẻ một cách lý trí, để chúng biết lỗi lầm của mình mà sửa chữa. Có như vậy, trẻ sẽ tự tin hơn, không sợ làm sai và dám thử những điều mới.
2. Tôn trọng ý tưởng
Nhiều cha mẹ không tôn trọng ý kiến của con cái, luôn áp đặt ý kiến riêng của mình lên trẻ, rồi gây áp lực, sử dụng đòn roi. Ví dụ, trẻ đạt 9 điểm trong bài kiểm tra, nhưng cha mẹ không khen con mà đặt mục tiêu con đạt 10 điểm. Một khi không đạt 10 điểm lần sau, trẻ sẽ mất tự tin, lâu dần chúng sẽ tự ti mỗi khi có áp lực.
3. Tôn trọng tính cách
Nhiều bậc cha mẹ sẽ tùy ý pha trò cười về con cái của họ, chẳng hạn như đặt cho con nhiều biệt danh khác nhau, hoặc so sánh khuyết điểm của con mình với người. Điều này vô tình làm tổn thương nặng nề tới tâm lý của trẻ. Trẻ có thể tin vào điều đó và trở nên tự ti, sống nội tâm hơn.
4. Hoán đổi vai trò
Cha mẹ không nên luôn đơn phương tạo áp lực cho trẻ, có thể cố gắng trao đổi vai trò, để có thể hiểu trẻ từ góc nhìn của chúng. Trẻ cũng có thể bày tỏ ý kiến, cha mẹ sẽ cẩn thận lắng nghe, đưa ra một số đề xuất hợp lý, để trẻ cảm thấy lời nói của mình được tôn trọng, từ đó tăng cường sự tự tin.
5. Mở rộng tầm nhìn
Nhiều cha mẹ bận rộn với công việc nên con cái chỉ quanh quẩn ở nhà, không được đưa đi chơi. Điều này sẽ hạn chế tầm nhìn, kiến thức và nhân cách, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ.
Vì vậy, cha mẹ phải đưa con đi chơi để học hỏi thêm nhiều điều mới. Nếu có điều kiện nên đi du lịch khắp nơi, còn không thì có thể cho trẻ đi công viên hoặc leo núi.
Là cha mẹ, bạn phải giao tiếp với con mình nhiều hơn, hiểu sâu sắc nội tâm của trẻ, đồng thời không hạn chế kiến thức để nuôi dạy con mình một cách khỏe mạnh và vui vẻ.
Người giàu có cách dạy con cái rất độc đáo, quan điểm về tiền bạc cũng khác biệt, có rất nhiều bài học rất đáng...
Nguồn: [Link nguồn]