Một điều rất đơn giản nhưng ảnh hưởng lớn, sinh viên ĐH Harvard chú trọng từ rất sớm
Nghiên cứu của một giáo sư Đại học Harvard sẽ cho mọi người biết được điểm chung của các sinh viên xuất sắc được nhận vào ngôi trường này là gì.
Con cái được nhận vào một trường danh tiếng là niềm mong mỏi của nhiều bậc cha mẹ, đây cũng là điều khiến họ rất tự hào. Ngoài ra, việc đậu vào một trường tốt sẽ tạo điều kiện vững chắc cho một đứa trẻ, tương lai của chúng sẽ xán lạn hơn.
Làm thế nào để đậu vào một ngôi trường danh tiếng? Có người nói do chăm chỉ, cũng có người cho rằng do trẻ có tài năng xuất chúng.
Liên quan tới những sinh viên được nhận vào các trường danh tiếng, giáo sư Ronald Ferguson – người có kinh nghiệm giảng dạy tại Đại học Harvard (Mỹ) trong 40 năm đã tiến hành một nghiên cứu có liên quan và phát hiện ra rằng, nếu cha mẹ thường xuyên kể chuyện cho con nghe, đứa trẻ sẽ trở nên xuất sắc sau này.
Phát hiện này được giáo sư Ronald Ferguson viết trong nghiên cứu “Kế hoạch mới về khoảng cách thành tích của các sinh viên Đại học Harvard”. Kế hoạch này trở thành một dự án nhằm xóa bỏ khoảng cách giữa những đứa trẻ khác nhau.
Có nghĩa là dưới các yếu tố khác nhau như hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh sống, nguồn học tập, điều kiện kinh tế, nếu muốn những đứa trẻ đều giỏi như nhau, giảm bớt các khoảng cách do nhiều yếu tố, nhất định cha mẹ phải kể chuyện cho con nghe mỗi ngày. Trẻ được nghe kể chuyện nhiều sẽ là bước đệm đầu tiên để chúng vào được các trường danh tiếng.
Tại sao giáo sư Ronald Ferguson nghĩ nghe kể chuyện có thể làm giảm khoảng cách giữa trẻ em một cách hiệu quả? Trên thực tế, nhiều người không biết rằng, trẻ em thường xuyên lắng nghe những câu chuyện sẽ có tác động rất quan trọng đến sự phát triển của chúng.
Trẻ được nghe kể chuyện từ sớm sẽ phát triển vượt trội
Khi giáo sư Ronald Ferguson tiến hành nghiên cứu, ông nhận thấy những sinh viên xuất sắc của Harvard có một điểm chung, đó là ở giai đoạn mầm non, họ có những đặc điểm như khả năng đọc viết và ngôn ngữ cao hơn nhiều so với các bạn cùng trang lứa.
Và những điều này khiến các sinh viên này trở nên nổi bật hơn so với những đứa trẻ cùng tuổi. Sự xuất sắc này rất nổi trội, từ đó hình thành “hiệu ứng dẫn đầu sớm”.
Sau khi sự vượt trội này xuất hiện, trẻ sẽ trở nên xuất sắc hơn nếu được duy trì thói quen nghe kể chuyện mỗi ngày. Dưới tác dụng của việc lắng nghe nhiều, trẻ ngày càng phát triển vượt trội.
Cuối cùng, sau khi lớn lên, trẻ hoàn toàn trở nên nổi bật so với bạn cùng trang lứa, được nhận vào trường danh tiếng là chuyện đương nhiên.
Tại sao "hiệu ứng dẫn đầu sớm" sẽ tiếp tục thúc đẩy trẻ trở nên tốt hơn? Điều này là bởi vì trẻ sẽ nhận được lời khen ngợi, phần thưởng, sự chú ý, v.v. khiến chúng tràn đầy nhiệt huyết, tự tin hơn nhiều. Trẻ sẽ vô thức nâng cao yêu cầu của bản thân, không ngừng hoàn thiện bản thân.
Những lợi ích của việc kể chuyện cho trẻ nghe là gì?
Khi trẻ được nghe cha mẹ kể chuyện, chúng sẽ thu được những lợi ích dưới đây:
- Kích thích trí não
Trong quá trình nghe cha mẹ kể chuyện, trẻ sẽ làm quen với các câu ngắn, dài, hiểu ngữ cảnh, giọng điệu… Điều này giúp trí não của trẻ được mở rộng, không chỉ có vốn từ và kiến thức tốt hơn mà còn kích thích trí não phát triển, giúp trẻ thông minh hơn.
- Phát triển tư duy
Nghe cha mẹ kể chuyện sẽ giúp trẻ mở mang trí tưởng tượng, có lợi cho sự phát triển tư duy, giúp não bộ hoạt động tích cực hơn.
- Nâng cao khả năng đồng cảm
Những trải nghiệm trong truyện mang lại sẽ mang lại nhiều lợi ích cho trẻ như nâng cao khả năng đồng cảm, phát triển tư duy tinh thần, cải thiện cách nhìn tổng thể của trẻ, v.v.
Tất nhiên, lợi ích của những câu chuyện không chỉ giới hạn ở những điều trên nó còn khiến mối quan hệ cha mẹ và con cái gần gũi hơn.
Những điều cần chú ý khi đọc sách, truyện cho trẻ nghe
Việc đọc truyện hay sách cho con cái nghe là điều tốt nhưng không phải truyện nào cũng phù hợp với trẻ. Một số câu chuyện có thể không hiệu quả, thậm chí có tác dụng xấu nếu kể cho trẻ nghe, vì vậy cha mẹ phải thận trọng trong việc lựa chọn truyện.
Cha mẹ nên lưu ý những điểm sau khi chọn sách truyện cho con mình:
Nội dung của câu chuyện phải có chất lượng cao, chẳng hạn như một số câu chuyện cổ tích kinh điển thế giới. những câu chuyện này đã được chứng minh bất hủ theo thời gian, đã vượt qua nhiều lần kiểm tra và đã được công nhận là có lợi cho sự phát triển của trẻ em.
Ví dụ: Truyện “Bộ quần áo mới của hoàng đế”, “Ba chú lợn con”… với cốt truyện phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ em.
Ngoài ra, cha mẹ có thể chọn những cuốn truyện biên soạn dành riêng cho trẻ hay những cuốn ehon Nhật Bản mang tính giáo dục cao.
Tóm lại, nếu cha mẹ muốn con sau này trở nên tốt hơn thì cần quan tâm đến thói quen đọc sách ngay từ khi còn nhỏ, kể cho con nghe nhiều câu chuyện hơn, như vậy mới kích thích được “hiệu ứng dẫn đầu sớm”.
Nguồn: [Link nguồn]
Thời điểm kỳ thi cuối cấp đến gần cũng là lúc cha mẹ nên nhận ra đâu mới là điều quan trọng trong quá trình lớn lên của con mình.