Đừng tuỳ tiện nói với con câu này nếu không muốn tương lai trẻ thua kém bạn bè

Sự kiện: Dạy con

Câu nói này rất hay được các bậc cha mẹ nói bởi họ nghĩ là đúng nhưng không ngờ lại mang nhiều hệ lụy xấu tới tính cách và tương lai một đứa trẻ.

Có một sự thật đó là bạn không cần vượt qua kỳ thi nào để trở thành cha mẹ. Những cha mẹ thiếu kinh nghiệm hay giữ nguyên những quan niệm dạy con lỗi thời thường áp đặt ý muốn bản thân lên con cái. Đặc biệt, có một câu nói cha mẹ đừng tùy tiện nói thường xuyên với con mình, đó là “vâng lời mới là một đứa trẻ ngoan”.

Ở một số quốc gia như Trung Quốc, sự khác biệt duy nhất giữa một đứa trẻ ngoan và một đứa trẻ hư là chúng có ngoan ngoãn hay không. Có thể nói dạy con biết vâng lời là một nét chính của nền giáo dục phương Đông.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, xét về góc độ tâm lý, những đứa trẻ quá ngoan ngoãn, luôn luôn nghe lời cha mẹ lại không tốt như nhiều người tưởng. Những đứa trẻ này thường chậm chạp, không nhạy cảm với những kích thích bên ngoài.

Vâng lời có nghĩa là từ bỏ ý kiến của mình, làm theo mệnh lệnh của người khác, theo thời gian trẻ không biết mình sống vì điều gì nữa. Cuộc sống không có sự quyết đoán là điều đáng sợ, và số phận hoàn toàn nằm trong tay người khác.

Trẻ cần cảm giác an toàn cha mẹ mang lại

Theo tháp nhu cầu Maslow, an toàn nằm ở cấp độ thứ 2 và là nhu cầu cơ bản cần thiết của một người. Những người không có cảm giác an toàn thường luôn trong tình trạng lo lắng suốt ngày.

Khi trẻ còn nhỏ, mọi hành động của trẻ đều dựa trên nhu cầu nội tâm. Nếu cha mẹ chèn ép hành vi của trẻ mà không hiểu, thậm chí dọa bỏ con thì khi trẻ lớn lên, suy nghĩ của trẻ sẽ bị đè nén, khiến chúng trở thành một người chỉ biết phục tùng.

Thời thơ ấu là thời gian mà một người hình thành cảm giác ổn định và an toàn.

Đối với một đứa trẻ, mọi nhu cầu của nó đều cần được cha mẹ đáp ứng, và chúng cần phải dựa vào cha mẹ để tồn tại. Lúc này, cha mẹ hãy tạo cho con cái cảm giác rằng, trẻ hãy cứ thể hiện bản thân của mình, chỉ cần không làm tổn thương người khác thì cha mẹ sẽ luôn ở bên cạnh trẻ.

Những đứa trẻ có tư duy này có thể giải phóng năng lượng của mình trong các mối quan hệ và phục hồi nhanh chóng ngay cả khi gặp phải thất bại. Vì trẻ biết rằng: Bố mẹ sẽ luôn ủng hộ mình. Khi đứa trẻ lớn lên, cảm giác này trở nên ăn sâu vào tiềm thức của đứa trẻ.

Tính cách của một người về cơ bản được hình thành trước 6 tuổi. Từ 0 đến 3 tuổi là giai đoạn quan trọng nhất để hình thành tính cách. Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy con mình còn nhỏ dại, thiếu hiểu biết nên không chú ý đến việc giáo dục trẻ nhỏ.

Trên thực tế, trẻ nhỏ có khả năng cảm thụ mạnh nhất, dù không hiểu nghĩa của từ nhưng trẻ có thể cảm nhận được cảm giác đằng sau lời nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Chuyên gia tâm lý: Cha mẹ đừng đẩy con tới 'cái chết' do áp lực học tập

SKĐS - Thời gian gần đây nhiều trường hợp học sinh tự tử vì áp lực học tập từ cha mẹ dấy lên hồi chuông cảnh báo. Câu chuyện gần nhất là học sinh. Theo chuyên gia tâm lý,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN