Môn Văn: Thí sinh có đáp án sáng tạo sẽ được cộng điểm

Bộ GD-ĐT cho biết, đề thi môn Văn khối C, D, nếu thí sinh có đáp án trong sáng, chặt chẽ, thể hiện được sáng tạo của mình sẽ được cộng thêm điểm.

Chiều 10/7, Bộ GD-ĐT đã tổ chức họp báo thông tin sau kỳ thi đại học đợt 2, khối B, C, D và Năng khiếu.

Tại cuộc họp, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ GD-ĐT, cho biết, đề thi môn Văn khối C, D mở nên đáp án cũng theo hướng mở. Đáp án mở được Bộ xây dựng trên cơ sở chuẩn chung, nhưng quan trọng thí sinh phải truyền tải được thông điệp, ý tưởng, phù hợp với thuần phong mỹ tục, pháp luật của Việt Nam. Đặc biệt, cùng một thông điệp, ý tưởng như vậy, nếu thí sinh có đáp án trong sáng, chặt chẽ, thể hiện được sáng tạo của mình thì sẽ được điểm cao hơn.

Ông Trinh cho biết thêm, kỳ thi tuyển sinh đại học năm nay được xây dựng trên cơ sở đồng bộ với những gì đã làm ở kỳ thi tốt nghiệp THPT.

“Thêm nữa, Bộ dựa trên cơ sở thực tiễn, trong năm vừa qua, các trường trung học phổ thông đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá theo hướng mới. Kỳ thi tuyển sinh đại học vừa  qua có những chuẩn bị trước và đã có câu hỏi mở trong đề thi. Như vậy, những gì Bộ GD-ĐT đã làm đều nhất quán thông tin đã công bố”, ông Trinh chia sẻ.

Theo ông Trinh, mặc dù đề thi đại học đợt 1, 2  đồng bộ với kỳ thi tốt nghiệp THPT nhưng trong đề thi vẫn có độ khó nhất định để chọn ra thí sinh có năng lực vào các trường đại học, cao đẳng.

Môn Văn: Thí sinh có đáp án sáng tạo sẽ được cộng điểm - 1

Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ GD-ĐT (ngoài cùng bên trái)

Câu hỏi tình trạng thất nghiệp có trong đề thi Địa lý và câu hỏi hành động của các nước ASEAN trong môn Lịch sử khiến nhiều thí sinh bối rối, lúng túng khi làm bài. Ông Trinh nói: "Những kiến thức này đều nằm trong chương trình sách giáo khoa nên hoàn toàn có thể xuất hiện trong đề thi. Câu hỏi về tình trạng thất nghiệp, nếu thí sinh đề cập đúng đến trách nhiệm của Bộ GD-ĐT vẫn được tính điểm bình thường”.

Liên quan đến câu hỏi việc Bộ GD-ĐT thay đổi cấu trúc đề thi không còn hai phần chung – riêng như những năm trước, ông Trinh cho hay: Do kỳ tuyển sinh năm nay xây dựng trên cơ sở đồng bộ với kỳ thi tốt nghiệp THPT, nghị quyết 29, thực tiễn đổi mới dạy học. Mặt khác, thí sinh cũng được ôn luyện và thi dạng đề mở, tổng hợp nên bắt buộc đề thi phải có độ khó nhất định, phân hóa cao hơn.

Cũng tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, kỳ thi đại học năm nay, thí sinh ảo giảm đáng kể, trung bình mỗi em chỉ có 1,7 hồ sơ. Trong khi đó, những năm trước, mỗi em nộp 2 hồ sơ. Cả hai đợt thi, cả nước có 1,5 triệu thí sinh đăng ký dự thi. Số thi sinh đến dự thi là 1,2 triệu thí sinh, tăng 0,24 % so với năm 2013.

Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo việc ra đề đổi mới theo phương thức không bắt học sinh phải học thuộc lòng mà tăng cường theo hướng kiểm tra năng lực học sinh. Các môn xã hội được đánh giá cao, đặc biệt môn Sử, tiếng Anh có lồng ghép vấn đề biển đảo vào đề thi. Dạng đề thi này được xã hội ủng hộ cao.

“Với đề thi ra kiểu mở, theo hướng đánh giá năng lực, học sinh có mang tài liệu vào phòng thi cũng không giúp ích được gì. Trong kỳ thi, vẫn có nhiều thí sinh không quan tâm đến quy chế đã mang tài liệu vào phòng thi. Như vậy, khi bị giám thị phát hiện lập biên bản, thí sinh coi như đã lỡ mất ước mơ vào giảng đường đại học”, Thứ trưởng Ga chia sẻ.

Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, trong hai đợt thi, cả nước có 226 thí sinh bị xử lý kỷ luật, trong đó khiển trách 50; cảnh cáo 5; đình chỉ 171, 14 thí sinh đến muộn không được dự thi. Như vậy, con số này thấp hơn so với năm 2013 khoảng 100 trường hợp.

Để nhận ngay Đáp án Đại học môn VAN khối C năm 2014, soạn tin:
DADH C VAN gửi 8702

Xem chi tiết Bấm đây!

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Đức ([Tên nguồn])
Tuyển sinh đại học cao đẳng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN