Môn Sử: Thí sinh bối rối với đề “lạ”

Nhiều thí sinh cho hay, đề thi môn Sử không bắt học thuộc nhưng thí sinh vẫn lúng túng. Cách ra đề môn này khiến nhiều học sinh bất ngờ.

Tại Hà Nội: Ghi nhận của phóng viên tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, quận Cầu Giấy, Hà Nội, thí sinh ra khỏi phòng thi với tậm trạng không vui.

Thí sinh Nguyễn Quỳnh Hoa, quê ở Phú Thọ, dự thi khối C, ngành Báo đa phương tiện, cho biết, đề thi năm nay bao gồm 4 câu, trong đó có 3 câu lịch sử trong nước và 1 câu lịch sử quốc tế. Đề thi không bắt thí sinh học theo phương pháp cũ là thuộc làu nhưng đòi hỏi sự hiểu biết bao quát vấn đề.

“Đối với em, đây là một dạng đề khá mới mẻ, em chưa được làm quen nhiều. Em thấy khó nhất ở câu hỏi số 1, bởi để làm được câu hỏi này, thí sinh cần hiểu rõ các sự kiện xảy ra trong suốt thế kỷ XX. Trong câu 1, em nêu lên 3 chiến thắng vinh quang của đất nước ta”.

Môn Sử: Thí sinh bối rối với đề “lạ” - 1

Nhiều thí sinh thảo luận về bài thi sau khi kết thúc môn thi Sử

Phạm Văn Hải, quê ở Nam Định, dự thi ngành Báo in, cho hay, đề thi năm nay không đề cập đến vấn đề căng thẳng trên Biển Đông. Dù trước đó, có khá nhiều thí sinh ôn kỹ chủ đề này. Trong đề thi có 1 ý nhỏ của câu 4 cũng nhắc đến nội dung liên quan đến Biển đông.

“Đề thi chiếm 60-70% kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, còn lại là tư duy và lý luận của người học. Em gặp khó khăn ở câu 4, đề hỏi với nội dung: 'Từ những dữ liệu trong bảng, hãy xác định biến đổi to lớn ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai. Hiện nay, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á cần làm gì để bảo đảm hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực'. Câu hỏi này được thí sinh cho là khá 'lạ' vì chưa từng ôn qua”, Hải chia sẻ.

Môn Sử: Thí sinh bối rối với đề “lạ” - 2

Đề thi môn Lịch sử

Tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), thí sinh Nguyễn Thị Thảo, đăng ký thi Khoa Đông phương học, cho biết, câu số 1, với cách ra đề ẩn nội dung và thời gian, nên thí sinh phải vận dụng và liên kết nhiều kiến thức đã học để có thể làm được bài.

“Khi nhận được đề thi, phần lớn thí sinh trong phòng đều bất ngờ trước cách ra đề này. Vì trước đó chúng em chưa từng thấy dạng câu hỏi này trong đề thi các năm trước đây. Thầy cô giáo cũng chưa ôn luyện qua cho chúng em”, Thảo nói.

Tại TP.HCM, môn thi Sử khối C của kỳ thi tuyển sinh ĐH - CĐ 2014 đợt 2 cũng vừa kết thúc. Bối rối vì đề thi lạ là tâm trạng của khá nhiều thí sinh lúc bước ra khỏi trường thi.

Tại trường ĐH Luật TP.HCM, điểm thi trường THPT Nguyễn Hữu Thọ (quận 4), khá nhiều thí sinh tỏ ra khá vui vẻ với bài làm của mình. Tuy nhiên, nhiều thí sinh cũng cho biết, cách ra đề thi môn Sử năm nay thực sự khiến các thí sinh có đôi chút bất ngờ.

Đặc biệt là trong câu hỏi 1: “Những cuộc khởi nghĩa và kháng chiến nào in đậm dấu ấn Việt Nam trong thế kỷ XX?” và câu hỏi thứ 4. Đây đều là những câu hỏi có tính gợi mở, đòi hỏi thí sinh bên cạnh học bài cần phải có những kỹ năng liên kết, tổng hợp kiến thức.

Môn Sử: Thí sinh bối rối với đề “lạ” - 3

"Ba ơi, hôm nay con làm bài tốt lắm”.

Thí sinh Nguyễn Thị Ngọc Thúy (Bến Tre), dự thi ngành Luật Hành chính chia sẻ: “Đề thi nhìn chung không quá khó, trong phòng thi của em nhiều bạn chỉ cần 2/3 thời gian là đã làm xong bài. Tuy nhiên, nếu muốn đạt điểm cao thì không dễ, bởi đề thi đòi hỏi phải có kỹ năng tập hợp, chắt lọc thông tin thì mới làm tốt được. Với đề thi này, em nghĩ mình có thể đạt được khoảng 6, 7 điểm”.

Trong khi đó, thí sinh Trần Xuân Sang (Quảng Bình), dự thi ngành Luật Dân sự cho rằng, cách ra đề thi năm nay quá mới khiến nhiều bạn thí sinh sẽ bị “khớp” trong việc tìm ra hướng làm bài tốt nhất. “Trước giờ, tụi em chỉ được dạy môn Sử theo phương pháp truyền thống, nghĩa là học thuộc lòng, nên giờ gặp phải đề thi như thế này cũng có đôi chút bối rối. Với đề thi này, bọn em không phải quá tập chung vào việc nhớ những mốc thời gian, sự kiện vốn khô khan và khó nhớ mà chỉ cần có khả năng khái quát lại những kiến thức đã học. Đây quả thực là một đề thi hay”.

Bạn muốn nhận đáp án thi Đại Học 2014 của mình làm đúng hay sai sau khi hết giờ thi? Để nhận ngay đáp án, soạn tin:

DADH Mãkhối Mãmôn Mãđề gửi 8702 
Mã môn: TOAN, LY, HOA, SINH ,VAN, SU, DIA, ANH, NGA, PHAP, TRUNG,NHAT, DUC 
Mã đề: là mã đề thi của thí sinh, nếu là môn thi tự luận thì không cần có mã đề 
VD: Bạn vừa thi xong môn Anh khối D mã đề thi số 123, bạn muốn biết đáp án mã đề này hãy soạn: 

DADH D ANH 123 gửi 8702 
Xem hướng dẫn chi tiết BẤM ĐÂY!

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Đức - Thiện An - Hồng Anh ([Tên nguồn])
Tuyển sinh đại học cao đẳng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN