Mô hình “đại học”, “trường đại học” các nước thế nào?

Sự kiện: Giáo dục

Mô hình “trường đại học nằm trong đại học” không mới, thậm chí còn khá quen thuộc ở nhiều nước như Mỹ, Anh, Trung Quốc...

Gần đây, thông tin Trường ĐH Bách khoa Hà Nội được chuyển đổi thành ĐH Bách khoa Hà Nội đang thu hút sự quan tâm lớn của dư luận trong nước. Theo Luật Giáo dục ĐH 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2018, thuật ngữ “trường ĐH” và “ĐH” có sự khác biệt lớn. Trong đó, ĐH có cấp cao hơn trường ĐH, tức ĐH có thể có nhiều trường ĐH trực thuộc.

Mô hình này gần như không mới lạ đối với hệ thống giáo dục ở các nước phương Tây như các ngôi trường danh giá hàng đầu thế giới Harvard (Mỹ), Oxford (Anh)... lẫn phương Đông như các trường ở Singapore, Trung Quốc.

Trường Kinh doanh Harvard là trường thành viên của Đại học Harvard (Mỹ). Ảnh: FENWAY HEALTH Phương Tây không lạ

Trường Kinh doanh Harvard là trường thành viên của Đại học Harvard (Mỹ). Ảnh: FENWAY HEALTH Phương Tây không lạ

Nhiều cơ sở giáo dục ĐH ở phương Tây không xa lạ với mô hình trên, vốn đã tồn tại nhiều năm qua. Theo bà Chelsea Keeney - trợ lý giám đốc tuyển sinh quốc tế tại ĐH Minnesota ở bang Minnesota (Mỹ), một “ĐH” có thể sẽ có nhiều “trường ĐH”, mỗi “trường ĐH” này lại có chương trình học thuật cụ thể chẳng hạn như về kinh doanh, kỹ thuật hay công tác xã hội.

Trước hết có thể kể đến ĐH Harvard, thành lập từ năm 1636, tọa lạc tại TP Cambridge, bang Massachusetts (Mỹ). ĐH Harvard hiện có 14 đơn vị học thuật, gồm 13 trường thành viên và một viện nghiên cứu cao cấp Radcliffe. 13 trường thành viên của ĐH Harvard có thể kể đến như Trường ĐH Harvard, Trường Kinh doanh Harvard, Trường Y Harvard, Trường Nha khoa Harvard, Trường Luật Harvard... Bên trong mỗi trường sẽ có những chuyên ngành riêng, chẳng hạn như Trường ĐH Harvard có ngành nhân chủng học, Đông Á học, văn học so sánh...

Hệ thống ĐH California (UC) ở Mỹ có 10 trường ĐH thành viên đặt tên theo địa phương tọa lạc (UC Los Angeles, UC San Diego, UC San Francisco...).

Tại Anh, ĐH Oxford nổi tiếng cũng theo mô hình tương tự. ĐH Oxford có 38 trường ĐH thành viên, bao gồm Trường ĐH All Souls (thế mạnh về các ngành lý thuyết, xã hội và nhân văn), Trường ĐH Nuffield (chuyên về khoa học xã hội), Trường ĐH Lincoln, Trường ĐH Oriel...

Thông thường các trường ĐH là những tổ chức nhỏ hơn, chú trọng vào giáo dục ĐH. Còn “ĐH” là những tổ chức lớn hơn cung cấp nhiều chương trình cấp bằng ĐH và sau ĐH - bà Johanna Fishbein, từng là người đứng đầu bộ phận tư vấn ĐH tại Trường Liên kết Thế giới tại Đông Nam Á (UWCSEA) của Singapore

Châu Á cũng đã có

Mô hình này cũng được một số ĐH ở châu Á áp dụng, chẳng hạn như ĐH Công nghệ Nanyang (NTU) ở Singapore. ĐH này là một cơ sở giáo dục lâu đời ở Singapore và được xếp hạng trong các ĐH hàng đầu thế giới. ĐH Công nghệ Nanyang có nhiều trường ĐH cũng như các học viện thành viên được đánh giá cao trên thế giới, trong đó phải kể đến Viện Giáo dục Quốc gia Singapore và Trường Nghiên cứu Quốc tế S Rajaratnam. Ngoài ra còn có các trường như Trường ĐH Kỹ thuật, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên...

ĐH Quốc gia Singapore (NUS) cũng có lối đi tương tự, gồm nhiều trường thành viên như Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu, Trường Luật, Trường Kinh doanh...

Ở Trung Quốc, ĐH Thanh Hoa luôn nằm ở vị trí cao trong bảng xếp hạng các cơ sở giáo dục tốt nhất châu Á cũng theo mô hình gồm nhiều trường thành viên. Các trường thành viên gồm Trường Kiến trúc, Trường Y, Trường Luật, Trường Quản lý và Chính sách Công...

Có thể thấy mô hình “trường ĐH trực thuộc ĐH” không phải là điều mới mà thực tế đã tồn tại trong nhiều năm qua ở nhiều nơi trên khắp thế giới.•

Phân biệt thuật ngữ college và university ở Mỹ

Đâu là sự khác biệt giữa college (thường được dịch là cao đẳng (CĐ)) và university (thường được dịch là trường ĐH) ở Mỹ? Tại Mỹ, hai thuật ngữ này thường được sử dụng thay thế cho nhau để chỉ các tổ chức giáo dục ĐH, gây nhầm lẫn cho sinh viên cũng như phụ huynh. Đối với sinh viên quốc tế tương lai, việc hiểu được sự khác biệt giữa hai từ này là điều cần thiết. Sự nhầm lẫn có thể khiến một số sinh viên bỏ qua các tổ chức giáo dục có nhãn “CĐ” và thay vào đó chỉ xem xét các trường “ĐH”. Sinh viên cần nhận thức được sự khác biệt chính giữa hai loại hình này để quyết định nên theo đuổi loại hình giáo dục nào.

Theo trang Best Colleges, ở Mỹ, hai thuật ngữ college và university thường được sử dụng thay thế cho nhau. Các trường university và college chủ yếu khác nhau về các chương trình và loại bằng cấp.

Các university là các tổ chức công lập hoặc tư nhân cung cấp cả bằng ĐH và sau ĐH, thường có khuôn viên khá lớn và nhiều chương trình cung cấp.

Các college thường có số lượng sinh viên ít hơn, khuôn viên nhỏ hơn và ít chương trình cung cấp hơn so với các university. Phần lớn các college là tư nhân. Thuật ngữ college cũng có thể đề cập đến các trường CĐ cộng đồng, dạy nghề và kỹ thuật. Trong khi một số ít tổ chức này cung cấp bằng cử nhân, hầu hết chỉ cấp bằng và chứng chỉ liên kết. Tuy nhiên, cũng có một số college thực chất là university nhưng vẫn sử dụng thuật ngữ “CĐ” bởi vì đã tồn tại một trường ĐH với cùng tên. Ví dụ, College of Charleston về mặt kỹ thuật là một trường ĐH khoa học và nghệ thuật tự do công lập.

Bên trong thư viện 11 triệu USD của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Thư viện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân được Ngân hàng thế giới (World Bank) tài trợ lên đến 11 triệu USD vô cùng hiện đại, có thư viện điện tử dùng chung dự kiến...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo DƯƠNG KHANG ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN