Mẹo nuôi dạy một đứa trẻ cá tính
Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy khá căng thẳng và mệt mỏi khi phải đối phó với cô cậu nhỏ lắm chiêu. Và bạn dễ dàng mất bình tĩnh, dùng đến bạo lực hoặc quát nạt bé. Rồi sau đó, bạn lại tự trách mình sao lại đối xử với con như vậy, sao lại đi ngược với cách giáo dục nhân văn mà bạn hướng đến.
Tôi không phải là một người mẹ hoàn hảo. Tôi là người rất dễ mất bình tĩnh khi áp lực quá lớn. Nhưng tôi biết mình yêu con bằng cả trái tim. Và tôi không ngừng tìm tòi, học hỏi, khắc phục khuyết điểm bản thân, tìm ra cách giáo dục đúng đắn với cô con gái nhỏ cá tính.
Dưới đây là một vài mẹo hay nho nhỏ mà vợ chồng tôi đã phối hợp thành công dạy dỗ đứa con cá tính của mình:
1. Đưa ra lựa chọn
Với con, việc được quyền lựa chọn rất hữu hiệu. Những lúc bố mẹ muốn con làm một việc gì đó như thu dọn đồ chơi, con sẽ đánh trống lảng lấy một món đồ chơi mới ra góc khác ngồi chơi. Hoặc đến giờ ăn, mẹ thông báo sẽ có món gà nướng sốt BBQ con yêu thích, con lại nổi hứng đòi ăn bò xào hay món abc gì kì cục. Hay khi mẹ muốn con đánh răng, con lại nằm lăn ra giường và lấy gối giấu mặt.
Khi ấy, thường tôi chỉ cho con hai lựa chọn:
"Con muốn dọn dẹp đồ chơi hay cất truyện tranh vào rổ?
Con muốn ăn gà nướng mẹ mới làm hay muốn ăn đồ cũ ngày hôm qua?
Con muốn đánh răng sạch sẽ hay muốn mẹ dẫn đi gặp nha sĩ?"
Việc cho bé lựa chọn cũng như bạn cho bé quyền tự chủ, được tự quyết định và …làm người lớn. Đồng thời, bạn cũng giải quyết được khúc mắc, vấn đề giữa bạn và bé.
Ảnh minh họa.
2. Chuyển hướng sự tập trung
Nếu bạn để ý sẽ thấy trẻ nhỏ khả năng tập trung không quá lâu. Khi bé muốn gì thì sẽ muốn có được ngay, sẽ làm mọi cách để thoả mãn nhu cầu. Khi bé thích điều gì, bé sẽ dồn tâm huyết vào việc đó. Nhưng bé lại dễ dàng bị xao lãng bởi một điều gì khác thú vị hơn.
Khi chương trình ca nhạc thiếu nhi yêu thích không tải được, khi con cầu xin mẹ cho cây kẹo đậu phộng gạo lứt, khi con nằng nặc giành lấy điện thoại của mẹ.
Khi ấy, tôi sẽ chuyển sự chú ý của con sang một lựa chon khác hấp dẫn hơn, giảm bới thời gian mè nheo khóc lóc và cũng tránh được sự mất bình tĩnh khi con lì lợm hơn.
"Mạng có lỗi gì đó nên chương trình ca nhạc không tải được. Thay vì ngồi ở đây chờ đợi, con có muốn cùng mẹ đi công viên chơi không? Nhiều trò vui ở ngoài đấy lắm".
"Ăn kẹo sẽ gây sâu răng đấy! Thay vì ăn kẹo, con có muốn cùng mẹ gọt ít cam tươi ăn không?"
Khi những lựa chon khác hấp dẫn hơn hoặc tương đương, con sẽ bị mất tập trung và nhanh chóng chuyển hướng sang lựa chọn mới. Vậy là bạn đã thành công mà không cần dùng bạo lực.
3. Cố gắng thấu hiểu
Không dưới ngàn lần bạn sẽ tự hỏi không biết vì sao con khóc?! Chẳng có gì để quấy khóc khi mọi thứ xung quanh đều quá ổn. Khi ấy bạn sẽ một là không quan tâm, hai là sẽ tức giận, từ chối hoặc nuông chiều miễn cưỡng đòi hỏi của bé.
Ổn hay không ổn đó là do cách nhìn nhận của người lớn mà thôi. Trẻ con thì khác. Con bỗng buồn khi áo búp bê mất một chiếc nơ, con nổi điên lên khi không được đụng vào chiếc bình hoa của mẹ hay cười to khi thấy ai té ngã.
Có một lần trong lúc quét nhà, tôi đã thấy con bật khóc, mắt đỏ hoe khi xem chương trình ca nhạc thiếu nhi với cảnh em bé lạc mẹ. Khi ấy tôi mới biết con gái đã thật sự lớn rồi đấy.
Do đó, hãy cố gắng thấu hiểu cảm xúc của bé. Hãy biến mình nhỏ xíu lại để hiểu được suy nghĩ ở độ tuổi của bé. Nếu không hiểu nổi thì hãy im lặng và quan sát. Cha mẹ luôn cần tự nhủ bản thân biết tự kiềm chế cơn tức giận để thấu hiểu con hơn.
4. Không quá cứng nhắc
Những lúc cảm xúc của bé đang ở mức cao trào thì bạn không thể cứ khăng khăng cứng nhắc thuyết giảng về kỷ luật. Bởi khi ấy chả ai muốn lắng nghe ai cả. Đặc biệt với đứa trẻ cá tính mạnh, bé sẽ chẳng quan tâm những điều bạn nói khi đang khóc thét. Vậy khi ấy chúng ta cần làm gì?
Đơn giản là hãy chờ đợi. Chờ đợi "chiến tranh" nguội bớt dần. Cả bạn và bé đều cần thời gian ngắn để lấy lại bình tĩnh. Khi ấy, bạn hãy giải thích rõ cho bé hiểu bé làm sai chuyện gì, xử lý nghiêm khắc để bé hiểu bé cần có kỷ luật hơn.
Sau tất cả, làm ba mẹ, chúng ta nên ghi nhớ rằng: "Tính cách mạnh mẽ ấy sẽ giúp con trở thành nhà lãnh đạo tương lai, giúp con trở thành người ảnh hưởng người khác, giúp chắp thêm đôi cánh cho con thay đổi cuộc sống tầm thường".
Rồi một ngày nào đó, bạn sẽ phải dõng dạc tự hào nói rằng: "Đó là con của tôi!".
Để ý tới những điều nhỏ nhặt sẽ giúp cha mẹ và con cái gắn kết hơn. Đặc biệt, cha mẹ sẽ không phải trải qua cảm...
Nguồn: [Link nguồn]