Mẹ nhói tim khi thấy hành động của con sau khi bố mẹ ly hôn
"Thằng bé nói đã đợi tôi hơn một tiếng đồng hồ và muốn ngủ lại chỗ tôi. Lúc đó, trái tim tôi đau nhói. Tôi không biết con trai đã phải chờ đợi lâu như vậy", cô nói.
Mới đây, một video ghi lại cảnh cậu bé 8 tuổi tìm đến căn hộ chung cư của mẹ và ngủ gục trước cửa khiến nhiều người xúc động. Bố mẹ cậu bé đã ly hôn, cậu ở với bố và em gái sống với mẹ. Hai đứa trẻ đều được sắp xếp để gặp gỡ bố mẹ thường xuyên.
Vào ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, người mẹ họ Liu đón con trai đến đảo Côn Minh, tỉnh Vân Nam, để cùng ăn mừng ngày lễ. Sau khi dành cả ngày bên nhau, người mẹ đưa con trai về nhà chồng cũ rồi cùng con gái đi mua sắm.
Nhưng sau khi về căn hộ, Liu thấy con trai đang ngồi đợi trước cửa, tay ôm bộ quần áo ngủ.
"Thằng bé nói đã đợi tôi hơn một tiếng đồng hồ và muốn ngủ lại chỗ tôi. Lúc đó, trái tim tôi đau nhói. Tôi không biết con trai đã phải chờ đợi lâu như vậy", cô nói.
Cậu bé ngủ lại cùng mẹ và em gái vào tối cùng ngày.
Sau đó, cô đã để con trai ở lại và hai mẹ con cùng nằm ngủ trên chiếc giường đơn.
Thương con, Liu đã hủy hợp đồng thuê căn hộ của mình để chuyển sang ở trong cùng khu dân cư với chồng cũ để có thể gần con trai hơn.
"Bây giờ, thằng bé có thể gặp mẹ bất cứ khi nào nó muốn. Tôi cũng có thể trông chừng và chăm sóc con khi ở gần", Liu chia sẻ.
Để trẻ không bị sụp đổ khi cha mẹ ly hôn
Với trẻ em, ai đúng ai sai chúng không quan tâm. Đối với chúng, sự tan vỡ của bố mẹ là điều kinh khủng nhất, thậm chí chuyện đau lòng này có thể khiến thế giới của chúng tưởng chừng như sụp đổ.
Để tránh làm tổn thương những đứa trẻ vô tội, bố mẹ cần có những giải pháp thiết thực nhằm xoa dịu sự đau đớn của con.
Dành thời gian để nói chuyện
Không có cách nào biết chính xác cần bao nhiêu thời gian để nói chuyện với con, nhưng tốt nhất không dưới 1 tiếng đồng hồ, nhằm để đứa trẻ có đủ thời gian phản ứng và đặt các câu hỏi.
Ngoài ra, cũng lưu ý tránh đề cập chuyện này với con trước khi đi ngủ, trên đường đến trường hoặc ngay trước khi bạn hay đối tác đi làm.
Ảnh minh hoạ
Không gây áp lực cho con
Theo Knowmore, bất kể ai khởi xướng việc chia tay cũng cần xác định rõ phải chịu trách nhiệm về việc cung cấp tin tức cho con. Vì vậy, việc đề ra một số nguyên tắc cơ bản trước khi đưa con vào câu chuyện là điều cần thiết.
Hãy chuẩn bị sẵn những gì bạn sẽ nói với con. Luôn nhớ tránh đổ lỗi cho nhau để cuộc trò chuyện không đi đến căng thẳng và tuyệt đối không gây áp lực với con trong việc lựa chọn "về với bên nào".
Nếu cả hai không thể cùng tham gia vào cuộc trò chuyện với con, cần lên lịch cụ thể để có buổi gặp riêng, nhưng phải đảm bảo thực hiện theo đúng quy tắc tương tự đã đặt ra.
Suy nghĩ như một đứa trẻ
Những gì bạn nói và những gì con nghe, con hiểu có thể không giống nhau.
Hầu hết trẻ em (và rất nhiều những người lớn) thường tự trách mình là nguyên nhân dẫn tới việc ly hôn. Nhưng thật ra, điều quan trọng là khi thấy không thể sống chung với nhau nữa, cách hay nhất là chia tay càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, "ăn" hay "thua" nằm ở cách mà bạn nói với con như thế nào về chuyện này, theo Knowmore.
Hãy giúp con hiểu rằng, chuyện bố mẹ chia tay là do nhiều yếu tố, nhưng bố mẹ sẽ làm hết mọi cách để cuộc sống của con không bị ảnh hưởng.
Luôn trấn an con rằng mặc dù bố mẹ sẽ không thể sống chung với nhau nhưng bố mẹ không bao giờ ngừng yêu con và sẽ luôn dành nhiều thời gian cho con…
Duy trì thói quen
Nói một cách khác, dù bố mẹ có chia tay thì cũng lưu ý hạn chế tối đa việc xáo trộn lịch trình sinh hoạt và học tập của con.
Nếu có thể vẫn tiếp tục cho con theo học trường mà con đang học, khuyến khích con duy trì mối quan hệ với bạn bè cũ, động viên con tham gia các hoạt động ngoại khóa sau giờ học chính…
Một nghiên cứu mới đây làm sáng tỏ những đứa trẻ có cha mẹ ly hôn sẽ chịu ảnh hưởng lâu dài về sức khỏe và cuộc sống.
Nguồn: [Link nguồn]