Mẹ bắt con gái 22 tuổi kiểm tra nồng độ cồn khi đi chơi về, các bậc phụ huynh nghĩ gì?

Sự kiện: Dạy con

Cô gái 22 tuổi chia sẻ mẹ cô cấm "uống rượu trước hôn nhân" và cũng không cho con gái đi chơi quá 22h.

Bậc làm cha mẹ ai cũng muốn điều tốt nhất cho con cái. Cũng vì vậy mà một số phụ huynh thường sẽ có những quy tắc khác nhau đặt ra cho con, với mục đích cuối cùng cũng chỉ là muốn bảo vệ những đứa trẻ của mình, dù là ở độ tuổi nào đi nữa.

Ví dụ như trường hợp của một gia đình ở Hà Nam, Trung Quốc dưới đây, hành động của người mẹ khi con gái đi chơi về đã dấy lên những tranh cãi trong cộng đồng mạng.

Trở về nhà sau mỗi lần ăn tối cùng bạn bè, cô gái 22 tuổi, họ Jin, lập tức bị mẹ kiểm tra nồng độ cồn. Cô còn bị mẹ áp giờ giới nghiêm, buộc phải về nhà trước 22h.

"Mẹ tuyệt đối không cho phép tôi về trễ, thậm chí là uống rượu trước khi lấy chồng", Jin kể trong một video đăng lên mạng xã hội hôm 18/6.

Người mẹ kiểm tra nồng độ cồn mỗi lần con gái đi chơi về. Ảnh: SCMP

Người mẹ kiểm tra nồng độ cồn mỗi lần con gái đi chơi về. Ảnh: SCMP

Cô gái cho biết thêm mẹ cô chỉ đi ngủ khi chắc chắn con gái đã về nhà, đồng thời thừa nhận rằng bản thân thấy sợ hãi khi nghĩ đến phản ứng của mẹ nếu trượt bài kiểm tra. Do nỗi sợ này nên cô luôn thực hiện đúng các quy tắc mẹ đặt ra trong nhiều năm.

Cô cũng tiết lộ bản thân thở phào nhẹ nhõm sau mỗi lần vượt qua bài kiểm tra nồng độ cồn.

Câu chuyện của Jin nhanh chóng nhận được sự quan tâm của đông đảo cư dân mạng, một lần nữa dấy lên cuộc tranh cãi về chuyện nuôi dạy con nghiêm khắc. Một số người đồng tình và dành lời khen cho cách làm của bà.

Một ý kiến cho biết: "Điều đó thật khó khăn với con trẻ, nhưng tôi ước bố mẹ cũng làm vậy với mình. Tôi ủng hộ cách làm này".

"Những gì người mẹ đang làm thể hiện trách nhiệm với con. Điều đó thật tuyệt vời", một số người để lại bình luận.

Tuy nhiên, một số cư dân mạng bày tỏ không đồng tình với cách làm này. Đối với họ, 18 tuổi là đã trưởng thành, 22 tuổi thì hoàn toàn có thể gánh chịu hậu quả cho hành động của mình. Cha mẹ bảo vệ con cái là đúng nhưng cha mẹ không thể bảo vệ con mình cả đời, sự bảo vệ thái quá như vậy rất dễ khiến trẻ mất đi khả năng sống độc lập.

"Thật là ngột ngạt. Liệu Jin có muốn chạy trốn khỏi nhà mình?" - một bình luận để lại dưới bài chia sẻ.

"22 tuổi. Nếu có học đại học thì cũng tốt nghiệp đi làm rồi. Con lớn rồi để nó sống với cuộc đời của nó." - một độc giả bình luận.

Mặc dù còn nhiều câu hỏi đặt ra quanh cách thức dạy con quá khắt khe tại Trung Quốc, tuy nhiên đây là điều phổ biến diễn ra ở đất nước này.

Đầu tháng 6 vừa qua, một giáo viên ở tỉnh miền Trung Trung Quốc đưa cậu học trò 12 tuổi của mình đến công trường xây dựng nơi mẹ làm việc, yêu cầu cậu phải lao động, bốc vác thép. Đây là cách giáo viên này dạy dỗ sau khi học trò nghiện Internet và bỏ học suốt 20 ngày.

Ba tháng trước, một người cha tại tỉnh Hồ Bắc cũng chứng minh cách nuôi dạy con tương tự. Theo đó, anh yêu cầu con gái 11 tuổi của mình phải đào củ sen bằng tay suốt 4 giờ dưới trời nắng để cô thấy được sự vất vả nếu làm công việc chân tay và giá trị của việc học hành.

Phương pháp giáo dục con cái kiểu "cha hùm mẹ hổ" ở Trung Quốc luôn gây ra những cuộc tranh luận trong xã hội.

Khi bị cha mẹ mắng, trẻ “im lặng” hay “nói lại” cho thấy chúng có những tính cách này khi lớn lên

Việc cha mẹ quan sát phản ứng của con cái sau khi bị la mắng có thể phần nào thấy được một số tính cách cần thay đổi ở con mình.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyệt ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN