Mẹ bận nấu ăn nhờ anh trai trông em, lúc quay lại thấy cảnh tượng đầy bất lực
Khi xong việc dưới bếp, người mẹ lên tới nhà mà không biết nên cười hay khóc.
Với những gia đình có 2-3 con, hầu hết các bậc cha mẹ đều giao trọng trách trông em nhỏ cho anh chị lớn mỗi khi bận rộn. Tuy nhiên dù sao con vẫn chỉ là một đứa trẻ, bố mẹ không nên đặt kỳ vọng quá cao vào con vì có thể sẽ phải choáng váng trước cảnh trông em của con lớn.
Chị Tiểu Li (Trung Quốc) có hai đứa con rất đáng yêu, một bé trai 4 tuổi và một bé gái 1 tuổi. Kể từ khi có 2 con, gia đình chị Li lúc nào cũng ồn ào, náo nhiệt nên đôi khi khiến chị Li cảm thấy quá bực tức. Ngày hôm đó, chị Tiểu Li tranh thủ thời gian xuống bếp nấu ăn nên đã bảo con trai lớn trông em ở phòng khách. Chị lại không ngờ chỉ một phút không có mẹ ở đó, con trai đã cho em vào nồi và "hầm".
Theo đó lúc chị Li lên nhà thấy cảnh tượng con lớn cho em vào một chiếc nồi lớn để ngồi, sau đó đổ mực nước ngang bụng em. Chưa hết người anh tiếp tục cho một chút gia vị chính là lon sữa bột còn đang dở dang. Hai anh em chơi vô cùng thích thú với nhau mà không hề biết trò chơi này của các em quá tốn kém và sẽ khiến mẹ "nóng mặt" khi phát hiện ra.
Quả thực khi chị Tiểu Li đi từ bếp lên thì phát hiện ra cảnh tượng đầy bất lực, không biết nên khóc hay cười. Rất may trò chơi này cũng không đem đến nguy hiểm nào cho các con. Tiểu Li đành bất lực quay lại và chia sẻ lên mạng xã hội.
Thực tế những đứa trẻ có những hành động nghịch ngợm như thế này rất nhiều và thường khiến bố mẹ không biết phải làm sao. Trong những trường hợp trẻ an toàn sẽ không sao, tuy nhiên có rất nhiều trường hợp trẻ gặp nạn nguy hiểm.
Vậy tại sao trẻ lại thích những hành động khác lạ như vậy?
Thích vui
Mỗi đứa trẻ đều có tính tò mò rất mạnh mẽ về những điều chưa biết, khi chưa được tiếp xúc với những điều đó, trẻ sẽ muốn tìm hiểu. Vì vậy, khi cha mẹ phát hiện ra con mình nghịch ngợm, cư xử như "người ngoài hành tinh" thì đó thực chất là do bản chất của trẻ nhỏ thích vậy mà thôi.
Gây sự chú ý với bố mẹ
Khi trẻ lớn lên và thức tỉnh sự tự nhận thức, chúng mong rằng những gì mình làm có thể được cha mẹ tôn trọng. Tuy nhiên, một số cha mẹ thường quá bận rộn, hiếm khi chơi cùng con, luôn đối xử với con bằng thái độ chiếu lệ, điều này sẽ kích thích tính nổi loạn của trẻ và sẽ làm nhiều điều kỳ lạ để thu hút sự chú ý của cha mẹ.
Thiếu sự giáo dục của bố mẹ
Sở dĩ trẻ nghịch ngợm làm những điều sai trái mà không hề dè chừng cuối cùng là do sự giáo dục của cha mẹ, bởi vì cha mẹ thường quá cưng chiều và trẻ biết rằng dù chúng có làm gì thì cha mẹ cũng sẽ luôn bảo vệ và dọn dẹp những mớ hỗn độn của chúng. Vì vậy trẻ sẽ làm bất chấp mà không kiềm chế.
Dù thế nào đi nữa, trẻ có thể được cha mẹ bảo vệ khi làm việc gì đó ở nhà, nhưng ở nơi công cộng, người khác sẽ nhìn nhận trẻ và cha mẹ như thế nào? Vì vậy, cha mẹ phải sử dụng phương pháp đúng đắn để đối xử với những đứa trẻ nghịch ngợm này.
Cha mẹ giáo dục con nghịch ngợm như thế nào?
Đưa ra quy tắc
Sở dĩ hầu hết trẻ em nghịch ngợm như vậy là vì chúng thiếu ý thức về quy tắc, dù có làm gì đi chăng nữa, những đứa trẻ này cũng sẽ không cân nhắc xem liệu điều đó có ảnh hưởng đến người khác hay không mà chỉ làm mọi việc theo ý mình.
Nếu cha mẹ nhận thấy con mình đặc biệt nghịch ngợm thì nên đặt ra cho con một bộ quy tắc, cha mẹ cũng nên chú ý tuân theo các quy tắc đó. Nếu trẻ làm tốt một số hành vi thì cần khen thưởng kịp thời, đồng thời khi trẻ làm sai một số hành vi cũng cần bị phạt, cha mẹ phải đóng vai trò giám sát.
Dẫn dắt bằng ví dụ
Nguyên nhân khiến một số trẻ có một số hành vi sai trái như vứt rác bừa bãi, chạy vượt đèn giao thông… rất có thể là do ảnh hưởng của cha mẹ. Vì vậy, cha mẹ nên tự kiểm điểm xem mình đã làm gương tốt chưa, có cư xử bất lịch sự trước mặt con cái trong cuộc sống hàng ngày hay không.
Người ta nói rằng cha mẹ là tấm gương tốt nhất cho con cái và hành vi của con cái cũng có thể phản ánh trình độ học vấn của cha mẹ. Nếu cha mẹ không làm gương khi con cái lớn lên và gây ảnh hưởng xấu nào đó cho chúng thì họ sẽ nuôi dạy một đứa trẻ nghịch ngợm.
Nguồn: [Link nguồn]
Bố mẹ tưởng con bị bắt nạt ở trường, nhưng hoá ra sự thật không phải vậy.