Lý do học tiếng Anh nhiều năm nhưng không giao tiếp trôi chảy

Sự kiện: Học tiếng Anh
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Sợ sai, thiếu tiếp xúc thực tế hay quá chú tâm vào luyện thi có thể là nguyên nhân khiến bạn học tiếng Anh nhiều năm nhưng vẫn khó giao tiếp.

Thiếu tự tin và sợ sai

Người Anh có câu: "If you don’t use it, you lose it", nghĩa là nếu bạn không vận dụng cái gì, thì qua thời gian bạn cũng sẽ mất nó đi. Do đó, nếu học tiếng Anh mà không dùng trong thực tế thì có thể lãng phí.

Theo tôi, ngôn ngữ không phải là kiến thức để thu nạp. Ngôn ngữ là công cụ để sử dụng. Giỏi tiếng Anh hay bất cứ ngôn ngữ nào có nghĩa là bạn cần học kỹ năng sử dụng nó cho nhuần nhuyễn.

Để làm được điều này, trước tiên bạn cần vượt qua rào cản thiếu tự tin và sợ sai khi giao tiếp. Chừng nào bạn còn cảm thấy sợ ai đó đánh giá khả năng phát âm, ngữ pháp, hay từ vựng của mình mà rụt rè không chịu giao tiếp, thì bạn vẫn khó nói trôi chảy, kể cả với những câu tiếng Anh cơ bản nhất.

Sự thiếu tự tin có liên quan tới văn hóa và tính cách. Tuy nhiên, đây cũng là một kỹ năng học được. Tôi thường khuyên học sinh, rằng "Fake it till you make it" - cứ giả vờ cho tới khi thực sự làm được điều đó. Ở đây là sự tự tin.

Ngoài ra, hãy lựa chọn môi trường giúp bạn cảm thấy thoải mái khi thực hành tiếng Anh. Để bắt đầu, hãy nói tiếng Anh cùng bạn bè (nên là các bạn cùng trình độ hoặc giỏi hơn một chút), tới lớp học, câu lạc bộ... Bạn chưa nên vội tìm người nước ngoài hay người có trình độ xuất sắc, vì điều này có thể làm bạn tự ti.

TS Hoàng Ngọc Quỳnh, giảng viên Đại học Leicester, Anh. Ảnh: Nhân vật cung cấp

TS Hoàng Ngọc Quỳnh, giảng viên Đại học Leicester, Anh. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Thiếu tiếp xúc với tiếng Anh thực tế

Tôi làm việc với nhiều sinh viên châu Âu và thấy họ nói tiếng Anh rất giỏi. Khi hỏi chuyện, tôi được biết họ tiếp xúc với tiếng Anh thực tế rất nhiều và trong một thời gian dài. Họ thường xuyên đọc báo, nghe đài, xem phim truyện, chương trình truyền hình... bằng tiếng Anh.

Ví dụ, ở Nauy, nhiều chương trình TV bằng tiếng Anh, có phụ đề bằng tiếng Nauy. Do đó, người xem có thể học và thành thạo tiếng Anh không khác gì người bản xứ.

Ở Việt Nam, việc tạo ra môi trường tiếng Anh thực tế không khó. Bạn có thể truy cập Youtube, báo đài, podcast bằng tiếng Anh, tranh thủ 30 đi bộ, nghỉ trưa để nghe. Nếu làm được, vốn từ vựng và khả năng nghe của bạn sẽ được cải thiện nhanh chóng.

Học chỉ để thi chứng chỉ

Nhiều người học tiếng Anh quá chú tâm tới các mẹo, học tủ để đạt điểm chứng chỉ (B1, B2, IELTS, TOEIC...) như mong muốn. Áp lực điểm số có thể lấn át sự hứng thú khi tương tác với ngôn ngữ, dẫn tới phản tác dụng.

Sự yêu thích, cảm hứng học rất quan trọng. Điều này có thể đến từ việc học được những cụm từ mới, nghe một chủ đề thú vị trên podcast, hay đọc một bài báo tiếng Anh tâm đắc. Duy trì sự vui thú và động lực học trong thời gian dài chính là chìa khóa để giỏi tiếng Anh. Khi đó, việc thi chứng chỉ không còn là vấn đề khó khăn.

'I'm so sorry about that' là cách đơn giản nhất để thể hiện sự cảm thông với ai về việc gì đó, ngoài ra còn nhiều cách khác.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Ngọc Quỳnh ([Tên nguồn])
Học tiếng Anh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN