Lương cử nhân không bằng lương thợ hàn

Sự kiện: Giáo dục

Sáng 21-5, ngày hội tư vấn và tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp năm 2017 được Sở LĐ-TB&XH chủ trì cùng Sở GD&ĐT, Thành đoàn Đà Nẵng tổ chức tại Trường CĐ nghề Đà Nẵng với sự tham gia của 5.000 em học sinh các trường THPT.

Lương cử nhân không bằng lương thợ hàn - 1

Ông Nguyễn Văn An (Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP Đà Nẵng) cho hay đây là lần đầu tiên Đà Nẵng tổ chức ngày hội sau khi các trường cao đẳng, trung cấp, giáo dục nghề nghiệp được chuyển từ Bộ GD&ĐT sang Bộ LĐ-TB&XH.

Theo ông An, ngày hội sẽ là cơ hội để phụ huynh, học sinh định hướng tương lai nghề nghiệp cho các em. Nó góp phần thay đổi tư duy bằng mọi giá phải vào ĐH, trong khi thực tại rất nhiều sinh viên ĐH ra trường thất nghiệp. Rất nhiều sinh viên cầm bằng ĐH rồi đi làm công nhân.

Phụ huynh luôn muốn con mình vào ĐH mà không quan tâm đến nguyện vọng, năng lực của các em. Đây là một suy nghĩ sai lầm. Thực tế có nhiều em học ĐH ra lương chỉ bằng 1/4 mức lương thợ hàn. Nhiều em học ĐH ra thất nghiệp, còn học nghề ra có việc ngay.

Bà Kiều Thị Thanh Trang (Trưởng phòng Dạy nghề, Sở LĐ-TB&XH) cho biết hiện TP có 63 cơ sở giáo dục nghề nghiệp có quy mô đào tạo khoảng 72.000 học viên/năm với 200 ngành nghề khác nhau. Trung bình mỗi năm các cơ sở này tuyển sinh trên 50.000 học viên.

Bà Trang phân tích mỗi năm có trên 200.000 sinh viên ra trường không có việc làm nhưng thực tế có thể nhiều hơn. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới “phong trào” vào ĐH.

“Một phần lý do từ việc định hướng, tư vấn nghề nghiệp cho các em chưa thật hiệu quả. Vào ĐH bằng được nhưng ra trường đi làm công nhân, rồi lại phải mất thêm thời gian, tiền bạc để đào tạo lại. Trong khi đó các em có thể học nghề phù hợp để có việc làm ngay, nuôi sống bản thân và phụ giúp gia đình” - bà Trang nói.

Chia sẻ về ngày hội này, ông Nguyễn Đình Vĩnh, Giám đốc Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng, cho biết: “Tôi đánh giá rất cao về ngày hội này. Hiện học sinh các trường THPT trên địa bàn trong năm học 2016-2017 đang có sự dịch chuyển về định hướng nghề nghiệp, có trên 11% học sinh không đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH. Tức là các em sẽ chọn học nghề”.

Theo ông Nguyễn Đình Vĩnh, ông rất mừng xu hướng trên vì năng lực của học sinh không đều, nếu dồn vào học hết ĐH thì “thừa thầy, thiếu thợ”. “Tôi mong ngày hội sẽ tổ chức nhiều nội dung mang tính thực tiễn, hoạt động trình diễn kỹ năng nghề hơn là lý thuyết. Rất mừng là Sở LĐ-TB&XH đã chuẩn bị rất chu đáo cho ngày hội này” - ông Vĩnh nói.

Mục tiêu của ngày hội nhằm tư vấn tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp, cung cấp thông tin cho các em về các trường - ngành nghề đào tạo, về thị trường lao động và các kỹ năng cần thiết. Tạo điều kiện để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp kết nối với học sinh để định hướng nghề nghiệp cho các em. Đây là việc làm cần thiết nhằm xây dựng đội ngũ nhân lực tay nghề cao cho Đà Nẵng và khu vực miền Trung-Tây Nguyên.

Đón xem đề thi thử THPT mới nhất 2017 cùng những mẹo mùa thi hữu ích cho các sĩ tử và thư giãn sau mỗi buổi học bằng những truyện cười mùa thi vô cùng thú vị được cập nhật thường xuyên tại DIEMTHI.24H.COM.VN.

Sinh viên Bách khoa Hà Nội ra trường làm việc có lương cao nhất 60 triệu/tháng

Khảo sát mới được Đại học Bách khoa Hà Nội công bố cho thấy mức lương trung bình của sinh viên sau khi ra trường 6 tháng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tâm An (Pháp luật TPHCM)
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN