Lực học trung bình có cơ hội học nghề y dược?
Đào tạo nghề chăm sóc sức khỏe cho học sinh từ cấp THCS rất có tương lai. Nếu lực học trung bình, học sinh cần phải chăm chỉ hơn.
TS Lương Tâm Uyên - Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: “Ngành y dược đòi hỏi chuyên môn sâu, kiến thức, kĩ năng nghề chăm sóc sức khỏe, nếu sai sót sẽ gây ra hậu quả khôn lường.
Với ngành y dược, số thí sinh muốn theo ngành tương đối nhiều hơn với ngành khác nhưng để đảm bảo kiến thức tối thiểu thì các em phải yêu ngành, yêu nghề.
Với lực học trung bình, tốt nghiệp THPT có thể theo học nghề được rồi, tuy nhiên cần phải chăm chỉ hơn. Như Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur ưu tiên học sinh khá, giỏi đăng ký học ngành này bằng cách có chế độ học bổng để thu hút học sinh giỏi đến với nghề”.
Về vấn đề học phí ngành y tăng cao khiến không ít học sinh lo lắng, TS Lương Tâm Uyên cho biết, nhìn chung học nghề ngành này thì học phí có nhỉnh hơn các ngành khác vì thực tế ở đây phần thực hành phải tốt hơn ngành nghề khác mới có kĩ năng hành nghề. Đối với ngành nghề này học phí theo quy định nhưng có thu thêm.
Ảnh minh họa
Đào tạo nghề chăm sóc sức khỏe cho học sinh THCS rất có tương lai. Bởi lẽ, ngành này không bao giờ bị lỗi thời, ở bất cứ nơi đâu thì chăm sóc sức khỏe cũng là dịch vụ được người dân quan tâm.
Theo TS Lương Tâm Uyên quan trọng là làm sao định hướng nghề nghiệp cho các em ngay từ cấp THCS để các em không bị lỡ các cơ hội học nghề. “Hiện nay, các ngày hội tuyển sinh tổ chức ở các trường THPT chứ không có ở các trường THCS. Vì thế, cần làm ngày hội tuyển sinh với các trường THCS. Làm sao để phụ huynh và học sinh được định hướng là việc học nghề theo chương trình này cơ hội bằng cấp của các em là như nhau, các em được dự tuyển, thi tuyển vào cơ quan bằng cấp như nhau”, TS Lương Tâm Uyên cho hay.
Với nghề y dược học sinh đi học từ chương trình 9+ vẫn có thể đi học lên tiếp đến hệ cao đẳng và cao hơn nữa.
“Tôi mong rằng các phụ huynh hãy định hướng cho các em từ khi còn nhỏ, từ bậc THCS. Các em có thể học nghề từ sau khi tốt nghiệp THCS. Hoặc sau khi tốt nghiệp THPT, các em có thể nhận thức và đi theo lựa chọn của mình. Đặc biệt là các em học sinh ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, tránh suy nghĩ áp đặt bắt buộc phải vào đại học”, TS Lương Tâm Uyên cho hay.
Về thắc mắc sinh viên thực tập có được trả lương không, TS Lương Tâm Uyên cho hay, do đặc thù của ngành nghề y dược, các em muốn cống hiến và muốn được học hỏi nên không yêu cầu trả lương.
“Việc liên kết với doanh nghiệp mang lợi ích cho hai bên. Nếu không liên kết thì không đảm bảo chất lượng. Lợi ích từ việc liên kết chính là xây dựng chương trình đào tạo, giảng viên, cơ sở vật chất… Đối với ngành y dược chỉ 20% là lý thuyết còn lại là thực hành. Phần thực hành các trường sẽ phối hợp với các bệnh viện, công ty thuốc để sinh viên có điều kiện học hỏi, thực tập.
Theo thống kê lĩnh vực y, dược, chăm sóc sức khoẻ con người vẫn đang thiếu rất nhiều nhân lực nhất là nhân lực chất lượng cao. Đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay thì cơ hội việc làm cho các em rất lớn. Ngoài ra những ngành đi xuất khẩu lao động như điều dưỡng chẳng hạn thì đang rộng cửa. Ngoài kĩ năng nghề nghiệp thì chúng tôi chú trọng việc giảng dạy ngoại ngữ để giúp các em có điều kiện làm việc ở nước ngoài”, TS Lương Tâm Uyên cho hay.
Chương trình 9+ là chương trình đào tạo song hành, lý thuyết và học nghề cùng trong nhà trường cho học sinh tốt nghiệp THCS, các em có thể được học song song văn hóa và nghề. Kết thúc năm học đó cao nhất là có bằng cao đẳng và thấp nhất là trung cấp và được công nhận tốt nghiệp để học cao hơn nữa.
Nguồn: [Link nguồn]
Những thắc mắc liên quan đến tuyển sinh vào Đại học Y Hà Nội, làm sao tăng cơ hội trúng tuyển, điểm chuẩn 2020 sẽ thay...