Lớp tiếng Anh đặc biệt của các cụ ông, cụ bà giữa lòng Hà Nội

Sự kiện: Giáo dục

Cứ vào mỗi tối thứ 3 hàng tuần, các cụ ông, cụ bà từ 60 đến gần 90 tuổi lại tập trung ở một căn hộ tầng 3, khu tập thể cũ trên phố Nguyễn Công Hoan (quận Ba Đình, Hà Nội), để học tiếng Anh.

Lớp học tiếng Anh đặc biệt ấy đã "khai giảng" được 4 năm và học viên là 1 cụ ông, 14 cụ bà đều đã trên 60 tuổi. Trong đó, người nhiều tuổi nhất là cụ bà Nguyễn Thị Đông Hải vừa bước sang tuổi 87. 

Các học viên đều đã bạc trắng mái đầu, tay run run khi cầm bút nhưng không khí lớp học lúc nào cũng sôi nổi, rộn rã. 

Chùm ảnh ghi nhận của phóng viên: 

Lớp tiếng Anh đặc biệt của các cụ ông, cụ bà giữa lòng Hà Nội - 1

Như thường lệ, cứ 9h sáng thứ 3 hàng tuần, lớp tiếng Anh miễn phí do cô giáo trẻ Phùng Hải Yến (30 tuổi) đứng lớp sẽ bắt đầu nhưng các học viên đã có mặt từ rất sớm. Các học viên nữ khoác trên mình những bộ áo dài tươm tất nhất để chuẩn bị cho buổi học.

Lớp tiếng Anh đặc biệt của các cụ ông, cụ bà giữa lòng Hà Nội - 2

Sở dĩ gọi là lớp học đặc biệt bởi đây là lớp học tiếng Anh hoàn toàn miễn phí. Chỉ với mục đích là nâng cao kiến thức nên ngay khi biết có lớp dạy tiếng Anh miễn phí cho người cao tuổi, bà Nguyễn Thị Thắng (75 tuổi, ở quận Ba Đình) đã chủ động đề xuất tổ chức lớp ngay tại nhà mình.

Lớp tiếng Anh đặc biệt của các cụ ông, cụ bà giữa lòng Hà Nội - 3

Ông Nguyễn Xuân Thu (Thành Công, Ba Đình) là học viên nam duy nhất của lớp học đặc biệt. Theo học từ khi bắt đầu "khai giảng", ông Thu đã từng bị các con ngăn cản bởi quá lớn tuổi để đi học. Tuy nhiên đến nay, ông đã nhận được sự ngưỡng mộ từ các con, bởi ông có thể giao tiếp cơ bản với các con hoàn toàn bằng tiếng Anh.

Lớp tiếng Anh đặc biệt của các cụ ông, cụ bà giữa lòng Hà Nội - 4

Các học viên cho rằng, học tiếng Anh không chỉ tăng vốn hiểu biết thêm ngoại ngữ, tự tin giao tiếp, tăng khả năng hiểu biết ở nơi công cộng, sân bay... mà đây cũng là cách rèn luyện trí nhớ để giảm bệnh Alzheimer's mà người lớn tuổi hay mắc phải.

Lớp tiếng Anh đặc biệt của các cụ ông, cụ bà giữa lòng Hà Nội - 5

Bà Nguyễn Thị Thanh Đà (81 tuổi, trú quận Đống Đa) cho biết, bản thân đã chịu thiệt thòi từ ngày trẻ nên bây giờ, khi mọi thứ đã ổn định, có điều kiện về thời gian mới có thể tham gia học tập. "Người trẻ có thể đọc 20 lần là nhớ, nhưng chúng tôi già có thể phải đọc nhiều hơn, 50-100 lần mới có thể nhớ", bà Đà cho hay.

Lớp tiếng Anh đặc biệt của các cụ ông, cụ bà giữa lòng Hà Nội - 6

Bà Đà cho biết: "Hầu hết, chúng tôi đề đã cao tuổi nên học tiếng Anh ở độ tuổi này cũng khó khăn hơn, nhất là khi mắt, tai đều đã kém, lưỡi phát âm cũng rất khó nhưng vì yêu thích tiếng Anh nên chúng tôi vẫn muốn học".

Lớp tiếng Anh đặc biệt của các cụ ông, cụ bà giữa lòng Hà Nội - 7

"Quyết tâm nhớ, phát âm chuẩn nhất có thể để khi đi trên phố, chẳng may gặp một tấm biển ghi bằng tiếng Anh vẫn có thể biết họ đang truyền đạt điều gì, hay đơn giản là có thể giao tiếp cơ bản với khách quốc tế đến thăm đất nước Việt Nam", bà Đà cho hay.

Lớp tiếng Anh đặc biệt của các cụ ông, cụ bà giữa lòng Hà Nội - 8

Cô giáo Phùng Hải Yến cho biết, mỗi buổi học chỉ kéo dài 2 giờ nhưng để tiếp thu nhiều kiến thức nhất, các học viên thường sử dụng điện thoại để ghi lại cả buổi học, để lúc rảnh rỗi mở điện thoại ra xem lại.

Lớp tiếng Anh đặc biệt của các cụ ông, cụ bà giữa lòng Hà Nội - 9

Theo cô giáo Phùng Hải Yến, ở Hà Nội có khoảng 10 lớp dạy tiếng Anh miễn phí cho người cao tuổi. Mỗi lớp học có khoảng 12 - 15 học viên. Với học viên lớn tuổi, không thể đến lớp học trực tiếp sẽ được hỗ trợ học trực tuyến qua máy tính, điện thoại thông minh vào các buổi tối.

Lớp tiếng Anh đặc biệt của các cụ ông, cụ bà giữa lòng Hà Nội - 10

"Nhìn thấy các cụ tuổi đã cao, sức đã yếu nhưng vẫn cắp sách đến lớp đều đặn mà không nghỉ buổi nào, thậm chí có cụ còn bị ốm nhưng vẫn cố gắng bắt xe ôm đến học. Thực sự nhìn thấy tinh thần của các cụ, tôi như được truyền cảm hứng. Mỗi ngày đến lớp là mỗi ngày tràn đầy năng lượng, tràn đầy sự cố gắng đối với tôi", cô giáo Phùng Hải Yến cho hay.

Lớp tiếng Anh đặc biệt của các cụ ông, cụ bà giữa lòng Hà Nội - 11

Cô giáo Hải Yến nói: "Một điều nữa làm tôi luôn xúc động là các cụ bà đi học luôn vận áo dài. Lúc đầu tôi cũng thấy các cụ mặc đẹp rất vui. Nhưng khi hỏi thì được biết, các cụ mặc áo dài để thể hiện sự tôn trọng đối với giáo viên, các cụ nói rằng là già rồi, xấu lắm, nhưng khi đã đi học thì phải đẹp, để giáo viên có thêm cảm hứng dạy tiếng Anh, chứ không phải là vì tuổi già chúng tôi nhăn nheo mà giáo viên mất cảm hứng dạy".

Lớp học đặc biệt dưới ánh đèn pin đội đầu

Thứ Sáu hằng tuần, hàng chục người dân người H'Mông ở vùng lõi rừng phòng hộ xã Đắk R’Măng, huyện Đắk Glong (Đắk Nông) đội đèn pin đi tham gia lớp học xóa mù chữ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bảo Minh - Văn Hùng ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN